Mỗi tác phẩm xuất bản phải lấy việc phụng sự dân tộc làm mục đích cao nhất

HƯƠNG MAI |

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng để có sách hay, sách đẹp, thiết thực, đòi hỏi đội ngũ những người làm xuất bản phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa dân tộc và nhân loại, bám sát hơi thở cuộc sống. Mỗi tác phẩm khi xuất bản, phải lấy việc phụng sự quốc gia, dân tộc làm mục đích cao nhất.

Chỉ khi có đông đảo người đọc sách, ngành xuất bản mới phát triển

Ngày 10.10, tại Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam và Gặp mặt, tuyên dương người làm xuất bản tiêu biểu.

Tham dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh; Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng...

Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam. Ảnh: Q.M
Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam. Ảnh: Q.M

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ghi nhận, biểu dương những đóng góp quan trọng, to lớn của các thế hệ người làm xuất bản tiêu biểu.

Thường trực Ban Bí thư khẳng định ngành Xuất bản, In và Phát hành sách đã phát huy tốt vai trò, sứ mệnh của mình trong việc lưu trữ, tích lũy và truyền bá tri thức, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, bồi đắp tâm hồn, xây dựng nhân cách, trí tuệ con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các nhà xuất bản có thành tích xuất sắc đón nhận bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Phương Hoa
Các nhà xuất bản có thành tích xuất sắc đón nhận bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Phương Hoa

Ghi nhận đóng góp của người làm sách, ông Võ Văn Thưởng cũng nêu một vài gợi ý để ngành xuất bản quan tâm thực hiện trong thời gian tới.

Phải tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vai trò của sách, sự cần thiết phải đọc sách, học từ sách để có thêm tri thức, trình độ, hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ khi có đông đảo người đọc sách, ngành xuất bản mới phát triển.

Muốn có đông bạn đọc thì phải không ngừng nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, có nhiều đầu sách hay, giá trị. Bảo đảm mỗi xuất bản phẩm ra đời không chỉ cung cấp, phổ biến tri thức, đáp ứng nhu cầu giải trí, nghiên cứu, học hỏi của độc giả mà quan trọng hơn là để người đọc sau khi tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, thông tin trong sách sẽ có những bước tiến bộ nhất định trong nhìn nhận, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, sống tốt hơn, đẹp hơn.

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 70 năm ngành xuất bản.
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 70 năm ngành xuất bản.

Ông Võ Văn Thưởng cho rằng, để có sách hay, sách đẹp, thiết thực, đòi hỏi đội ngũ những người làm xuất bản phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa dân tộc và nhân loại, bám sát hơi thở cuộc sống, ứng dụng khoa học - công nghệ, đề cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

Mỗi tác phẩm khi xuất bản, phải lấy việc phụng sự quốc gia, dân tộc làm mục đích cao nhất; không chỉ cung cấp tri thức mà còn cổ vũ, khuyến khích bảo vệ cái tốt, hướng con người tới chân, thiện, mỹ; phê bình những thói hư tật xấu, khơi dậy khát vọng, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ cho người đọc.

Tiếp cận với công nghệ mới, vươn lên trở thành một ngành kinh tế - công nghệ hiện đại

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm cho biết, thế giới đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam đang đứng trước những thời cơ lớn để vươn lên thành một quốc gia phát triển. Ngành Xuất bản, In và Phát hành sách đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. 

Ngành Xuất bản, In và Phát hành sách Việt Nam phải nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, vươn lên trở thành một ngành kinh tế - công nghệ hiện đại, là một bộ phận quan trọng của công nghiệp văn hóa. Mỗi một xuất bản phẩm ra đời phải mang sứ mệnh lan tỏa niềm tin, truyền cảm hứng, thúc đẩy động lực, thắp sáng những điều tốt đẹp trong xã hội để khởi dậy và hiện thực hoá khát vọng Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Nhân dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã quyết định tặng biểu trưng vinh danh cho 5 cán bộ lão thành, có nhiều thành tích, cống hiến cho ngành xuất bản, in và phát hành sách Việt Nam; tặng bằng khen cho 81 cán bộ có thành tích nổi bật, đóng góp xuất sắc trong hoạt động xuất bản, in và phát hành sách thời gian qua.

HƯƠNG MAI
TIN LIÊN QUAN

Lịch sử 300.000 năm của loài người qua gần 300 trang sách

LÊ QUANG VINH |

Cuốn sách “Hành trình nhân loại: Nguồn gốc của thịnh vượng và bất bình đẳng” được viết bởi Oded Galor - người được đánh giá là ứng cử viên danh giá cho giải Nobel Kinh tế và là một trong những bộ óc xuất chúng của thế kỷ 21.

Lễ hội truyền thống xã Đại Đồng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hà |

Ngày 27.9, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Lễ hội truyền thống xã Đại Đồng", TTXVN đưa tin. 

Lần thứ hai, sách của phóng viên Lao Động đoạt Cánh diều bạc

T.V |

Tập tiểu luận “Điện ảnh Việt Nam Đường ra biển lớn” (ảnh) của Việt Văn, phóng viên Báo Lao Động đã đoạt Cánh diều bạc hạng mục Công trình nghiên cứu lý luận phê bình (không có giải vàng) của giải Cánh diều Hội Điện ảnh Việt Nam vừa trao giải tối 13.9.

Lịch sử 300.000 năm của loài người qua gần 300 trang sách

LÊ QUANG VINH |

Cuốn sách “Hành trình nhân loại: Nguồn gốc của thịnh vượng và bất bình đẳng” được viết bởi Oded Galor - người được đánh giá là ứng cử viên danh giá cho giải Nobel Kinh tế và là một trong những bộ óc xuất chúng của thế kỷ 21.

Lễ hội truyền thống xã Đại Đồng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hà |

Ngày 27.9, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Lễ hội truyền thống xã Đại Đồng", TTXVN đưa tin. 

Lần thứ hai, sách của phóng viên Lao Động đoạt Cánh diều bạc

T.V |

Tập tiểu luận “Điện ảnh Việt Nam Đường ra biển lớn” (ảnh) của Việt Văn, phóng viên Báo Lao Động đã đoạt Cánh diều bạc hạng mục Công trình nghiên cứu lý luận phê bình (không có giải vàng) của giải Cánh diều Hội Điện ảnh Việt Nam vừa trao giải tối 13.9.