Nhận định rõ 3 vấn đề Dân tộc hóa - Đại chúng hóa - Khoa học hóa

HƯƠNG MAI |

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 (Đề cương) là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn và sâu sắc của Đảng, được coi là Tuyên ngôn của Đảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng. 

Vẫn còn nguyên giá trị

Theo nhà văn Bùi Việt Thắng, Đề cương nếu xét theo ngữ nghĩa thì có tính sơ thảo, song các phương châm, nguyên tắc văn hóa được đề ra: Dân tộc hóa - Đại chúng hóa - Khoa học hóa, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị vì trình diện được bản chất của văn hóa thời đại mới, cách mạng - đồng nghĩa với Văn hóa cứu quốc, Văn hóa yêu nước, vốn được coi là một trong hai truyền thống lớn của dân tộc từ hàng nghìn năm nay.

Ngày 2.9.1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước độc lập, tự do. Trong những hiệu triệu kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Người đều đề cao chủ quyền đất nước, dân tộc vì “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Phương châm “Dân tộc hóa” được đề lên hàng đầu trong Đề cương là cái nhìn chiến lược văn hóa của Đảng.

Ngay trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 thì tinh thần “Văn hóa còn thì dân tộc còn” như là tư tưởng chủ đạo và then chốt về phát triển văn hóa trong tương lai.

Cũng theo nhà văn Bùi Việt Thắng, việc vận dụng và phát huy tinh thần của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943, trong 80 năm qua, có thể nói là một quá trình liên tục và sáng tạo, cả trong tư duy lý luận, cả trong ứng dụng thực tiễn của các chính sách văn hóa của Đảng. Hồ Chủ tịch và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ đều đặc biệt quan tâm đến văn hóa, Văn học nghệ thuật vì Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận.

Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao thành tựu Văn học nghệ thuật nước nhà qua cách mạng và chiến tranh “Xứng đáng đứng vào hàng ngũ những nền văn học tiên phong chống đế quốc trong thời đại ngày nay”... - nhà văn Bùi Việt Thắng bày tỏ quan điểm.

Nhà văn Bùi Việt Thắng cho rằng, đến nay văn học nghệ thuật Việt Nam đang tiệm tiến văn hóa để thích nghi với thời cuộc và hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng tất yếu vào một thế giới mở. Nhưng hòa nhập mà không hòa tan mới là khó khăn lớn nhất cần vượt qua. Bởi văn hóa không phải là cao thấp có tính đẳng cấp, mà là bản sắc tạo nên giá trị. Văn hóa là sự khác biệt góp nên giá trị chung.

Tạo ra một luồng sinh khí

Nhà báo Nguyễn Lưu chia sẻ với Lao Động, năm 1943, Đảng ta đã đề ra Đề cương về văn hóa Việt Nam, trong đó chỉ rõ “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận chủ yếu là chính trị, kinh tế, văn hóa và định hướng xây dựng, phát triển văn hóa theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng.

Văn kiện quan trọng đó đã tạo ra một luồng sinh khí mới để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, tập hợp nhân dân phát huy vai trò của văn hóa, thống nhất về nhận thức, tư tưởng và tổ chức, là bước khởi động trong việc chuẩn bị tinh thần và lực lượng cho Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, năm 1945.

Với tinh thần ấy, việc xây dựng nền văn hóa mới cũng là kế thừa những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hóa của nhân loại để xây dựng một xã hội văn minh, với những con người có tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao.

Nhà báo Nguyễn Lưu cho biết, nhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt chặng đường dài dưới sự lãnh đạo của Đảng, những nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội.

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 Tổng Bí thư đã chỉ rõ: Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực.

Công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa có bước khởi sắc. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 

Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hóa, lối sống được chú trọng.

Phân tích về 3 nguyên tắc Dân tộc hóa - Đại chúng hóa - Khoa học hóa, GS-TS Phạm Tất Dong - cố vấn của Hội Khuyến học Việt Nam - cho biết, không chỉ văn hóa, toàn bộ những hoạt động trong xã hội đều phải mang 3 tính chất, 3 nguyên tắc mà Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 nêu ra và đến nay những nguyên tắc ấy vẫn nguyên giá trị của nó. 

Một nền văn hóa như Việt Nam chắc chắn phải mang tính dân tộc, tính khoa học và đại chúng. Tức là trong 80 năm qua, dù ở trong bất cứ giai đoạn nào và cho đến ngày nay thì những nguyên tắc này cũng không thay đổi.

“Dù ở giai đoạn nào, với nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng, chúng ta đã xây dựng được đất nước có bản sắc văn hóa riêng nhưng đồng thời luôn luôn tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và gắn kết với văn hóa của tất cả các quốc gia tiến bộ trên thế giới” - GS-TS Phạm Tất Dong bày tỏ. 

HƯƠNG MAI
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Trình diễn múa "lễ chữ" tại lễ hội đình Chử Xá

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 7.2 (tức 17 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) long trọng tổ chức khai hội làng Chử Xá; công bố quyết định Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (KHOA LỊCH SỬ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Chính thức khai hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng

NGUYỄN HÙNG |

Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (31.1), Lễ hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức trở lại với chương trình khai hội vào mùng 10 Tết như thường lệ. Do không phải là ngày lễ, ngày cuối tuần, nên lượng khách về Yên Tử không đông đúc như những ngày Tết.

Hà Nội: Trình diễn múa "lễ chữ" tại lễ hội đình Chử Xá

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 7.2 (tức 17 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) long trọng tổ chức khai hội làng Chử Xá; công bố quyết định Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (KHOA LỊCH SỬ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Chính thức khai hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng

NGUYỄN HÙNG |

Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (31.1), Lễ hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức trở lại với chương trình khai hội vào mùng 10 Tết như thường lệ. Do không phải là ngày lễ, ngày cuối tuần, nên lượng khách về Yên Tử không đông đúc như những ngày Tết.