Hà Nội: Trình diễn múa "lễ chữ" tại lễ hội đình Chử Xá

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 7.2 (tức 17 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) long trọng tổ chức khai hội làng Chử Xá; công bố quyết định Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tham dự.

Làng Chử Xá là một ngôi làng cổ thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, tương truyền là quê hương của Đức Thánh Chử Đồng Tử - một trong tứ bất tử theo tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Nhiều di sách cổ xưa và các công trình nghiên cứu văn hóa dân gian về Chử Đồng Tử cho thấy, chàng trai sinh ra tại làng là biểu tượng của lòng hiếu nghĩa, thuần hậu, tinh thần cứu nhân độ thế, chinh phục lòng người vì một xã hội nhân ái, ấm no, hạnh phúc.

Qua thời gian, Chử Đồng Tử đã đi vào tiềm thức dân gian, được nhân dân khắp vùng thờ phụng, trong đó Lễ hội làng Chử Xá gắn với tục thờ Chử Đồng Tử được tổ chức lần đầu tiên vào năm Quang Thuận thứ 7 - 1466, triều Lê Thánh Tông, ngay sau khi đình thờ tại làng được hoàn thiện.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chúc mừng địa phương đón nhận quyết định Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Quang Thái
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chúc mừng địa phương đón nhận quyết định Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Quang Thái

Vào lễ chính hội làng Chử Xá (ngày 18 tháng Giêng âm lịch), nhân dân khắp nơi nô nức đổ về, tham gia các nghi thức cổ truyền, như: Rước nước sông Hồng, dâng hương, tế Tổ, rước văn từ đình làng về lăng thờ thân phụ, thân mẫu Chử Đồng Tử…

Đặc biệt, trong hội làng Chử Xá từ nhiều đời nay, không bao giờ thiếu nghi thức múa cổ truyền “lễ chữ” độc đáo của vùng đất Thăng Long, với hàng chục thiếu niên tham gia trình diễn, xếp chữ “Thiên Hạ Thái Bình” để tạ ơn Đức Thánh, đồng thời gửi gắm ước nguyện về một đất nước thịnh vượng, xã hội thái bình, người người hạnh phúc.

Nét độc đáo của lễ hội làng Chử Xá còn ở việc nơi đây phối thờ đa vị thành hoàng ở các thời điểm khác nhau. Cụ thể, ngoài việc thờ phụng Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, đình Chử Xá còn thờ thần bản thổ và Càn Hải đại vương Tứ vị Thánh Nương cho thấy những đặc điểm tự nhiên không chỉ tác động tới đời sống kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tâm linh của cư dân trong vùng.

Tiết mục văn nghệ mừng lễ hội. Ảnh: Quang Thái
Tiết mục văn nghệ mừng lễ hội. Ảnh: Quang Thái

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Đức Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, Trưởng ban tổ chức lễ hội làng Chử Xá - khẳng định: “Lễ hội làng Chử Xá được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, đảng viên, nhân dân làng Chử Xá, xã Văn Đức nói riêng, huyện Gia Lâm nói chung. Sự kiện cũng giúp nhân lên ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Để gìn giữ, phát huy giá trị di sản trong thời gian tới, địa phương sẽ chú trọng định hướng, huy động sự chung tay của cộng đồng; đầu tư triển khai tư liệu hóa, ứng dụng công nghệ số phù hợp nhằm quảng bá di sản tới đông đảo nhân dân trong nước và quốc tế.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Không còn thực trạng rồng rắn xếp hàng, chen nhau ở Chùa Ông, Hội An

Văn Trực |

Quảng Nam - Từ tối ngày 5.2 và rạng sáng ngày 6.2 (nhằm ngày 15 và 16 tháng 1 Âm lịch), người dân và du khách từ các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng… đổ về chùa Ông hay còn gọi là Quan Công Miếu để tham dự lễ vía Quan Thánh Đế Quân và xin lộc đầu năm, nhưng trong trật tự, thông thoáng...

Hội An phân luồng, quy định thắp hương tại các chùa dịp Tết Nguyên tiêu

THÙY TRANG |

Dịp Tết Nguyên Tiêu năm nay tại Hội An được tổ chức trong 3 ngày, chỉ riêng chùa dự kiến đón hơn hơn 10.000 lượt khách đến tham quan, lễ bái. Vì vậy, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản thành phố cùng các đơn vị đã tổ chức phân luồng, đồng thời yêu cầu các chùa, di tích đón khách nhắc nhở khách thắp hương, hóa vàng đúng nơi quy định để phòng tránh cháy nổ.

Chính thức khai hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng

NGUYỄN HÙNG |

Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (31.1), Lễ hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức trở lại với chương trình khai hội vào mùng 10 Tết như thường lệ. Do không phải là ngày lễ, ngày cuối tuần, nên lượng khách về Yên Tử không đông đúc như những ngày Tết.

Không còn thực trạng rồng rắn xếp hàng, chen nhau ở Chùa Ông, Hội An

Văn Trực |

Quảng Nam - Từ tối ngày 5.2 và rạng sáng ngày 6.2 (nhằm ngày 15 và 16 tháng 1 Âm lịch), người dân và du khách từ các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng… đổ về chùa Ông hay còn gọi là Quan Công Miếu để tham dự lễ vía Quan Thánh Đế Quân và xin lộc đầu năm, nhưng trong trật tự, thông thoáng...

Hội An phân luồng, quy định thắp hương tại các chùa dịp Tết Nguyên tiêu

THÙY TRANG |

Dịp Tết Nguyên Tiêu năm nay tại Hội An được tổ chức trong 3 ngày, chỉ riêng chùa dự kiến đón hơn hơn 10.000 lượt khách đến tham quan, lễ bái. Vì vậy, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản thành phố cùng các đơn vị đã tổ chức phân luồng, đồng thời yêu cầu các chùa, di tích đón khách nhắc nhở khách thắp hương, hóa vàng đúng nơi quy định để phòng tránh cháy nổ.

Chính thức khai hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng

NGUYỄN HÙNG |

Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (31.1), Lễ hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức trở lại với chương trình khai hội vào mùng 10 Tết như thường lệ. Do không phải là ngày lễ, ngày cuối tuần, nên lượng khách về Yên Tử không đông đúc như những ngày Tết.