Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (KHOA LỊCH SỬ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Bộ sưu tập bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng Hoàng thành Thăng Long, thời Lê sơ gồm bảy chiếc với hai chiếc bát và năm chiếc đĩa, xương gốm màu trắng đục, men trắng, hoa văn vẽ màu lam dưới men, đáy tô son nâu vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Hai chiếc bát có dáng hình cầu, thân tiếp giáp với đế cong tròn đều, thành thân thẳng, miệng uốn cong rồi loe dần, chân đế cao, mép chân đế vê tròn.

Năm đĩa chiếc đĩa thuộc về hai nhóm, nhóm thứ nhất là loại đĩa chân đế cao trung bình, dáng hình cầu, lòng sâu, nhóm này gồm 4 chiếc là loại địa thân uốn cong hình cầu, chân đế trung bình, chiều cao trung bình của nhóm đĩa này dao động từ 3.6-4.15cm. Nhóm thứ hai gồm 1 chiếc là loại đĩa chân cao, dáng hình cầu, lòng nông.

Mặc dù có chút khác nhau về kích thước, bố cục hoa văn nhưng đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên các di vật trong bộ sưu tập là giống nhau.

Hoa văn hình rồng, gồm hai bố cục, đồ án thứ nhất là đôi rồng đang bay lượn và nối đuôi nhau theo chiều kim đồng hồ; đồ án thứ hai là một con rồng cuộn tròn, thường gọi là rồng ổ.

Hình tượng rồng được trang trí trên các bát đĩa của bộ sưu tập được thể hiện sống động, hình khối uyển chuyển, nhưng tư thế vận động hết sức mạnh mẽ. Đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc.

Rồng có tổng cộng 4 chân, các chân thể hiện tư thế vận động như đang đạp vào mây với các bắp cơ nổi khối, 5 ngón chân giang rộng như đang muốn cầm nắm vật gì đó.

Ngoài ra, đồ án cánh sen, hoa liên tiền và đồ án hồi văn còn được sử dụng cho bộ sưu tập này, thành một băng chạy dài, giới hạn bởi hai đường chỉ nhỏ trên dưới dùng để trang trí ở cả mặt trong và mặt ngoài của mép miệng.

Căn cứ hình dáng, họa tiết hoa văn trang trí, đặc biệt là về mặt địa tầng và di tích xuất lộ của bộ bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí hình rồng được làm dưới thời Lê sơ, có niên đại tuyệt đối vào khoảng thế kỷ XV - XVI.

Bát đĩa gốm ngự dụng thời Lê sơ. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh
Bát đĩa gốm ngự dụng thời Lê sơ. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Những tiêu chí để bộ bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí hình rồng xứng đáng là bảo vật Quốc gia, bao gồm:

Một là, đây là những hiện vật gốc, gắn với một di tích quan trọng. Các bát, đĩa men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ được phát hiện trong các hố khai quật tại Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội thuộc khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Các hiện vật phát hiện trong các hố có địa tầng ổn định và tin cậy. Tài liệu địa tầng và các di vật cùng phát hiện cho phép khẳng định tính chân xác của hiện vật.

Hai là, bộ sưu tập bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, là những hiện vật độc bản.

Hiện nay, ngoài Hoàng thành Thăng Long, loại bát đĩa men trắng vẽ lam trang trí rồng 5 móng như các hiện vật đề cử hiện mới chỉ được phát hiện tại di tích Lam Kinh. Tuy nhiên, các hiện vật phát hiện tại Lam Kinh đều bị vỡ, không hiện vật nào còn đủ mảnh để ghép đủ dáng.

Do đo, mỗi tiêu bản bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng được phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long đều là hiện vật độc bản, là những hiện vật còn đầy đủ dáng nhất trong bộ sưu tập bát, đĩa men trắng vẽ lam trang trí rồng thời Lê sơ hiện biết.

Ba là, bộ sưu tập minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ thời Lê sơ. Chất liệu, họa tiết hoa văn và chữ Hán in trong lòng sản phẩm cho thấy đây là sản phẩm của các quan xưởng, một tổ chức sản xuất do triều đình lập lên lo việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho vua và hoàng gia, làm việc tại các quan xưởng này đều là các nghệ nhân giỏi nhất được trưng tập từ các làng nghề gốm do vậy có thể nói, họ là những người giỏi nhất và sản phẩm của họ là tinh hoa của nghề gốm.

Bốn là, bộ sưu tập có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, đây là những đồ dùng của vua nên thường gọi là đồ Ngự dụng.

Ban đầu Ngự dụng chỉ dùng để chỉ những đồ dùng của vua, sau đó đồ dùng của hoàng hậu cũng được gọi là đồ ngự dụng. Bát, đĩa trong bộ sưu tập đề cử được tìm thấy cùng một số đồ dùng vật dụng cao cấp khác cũng được cho là đồ ngự dụng, trong đó đáng chú ý có một số bát đĩa có vẽ, viết các chữ Trường Lạc hay Trường Lạc khố.

Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư, Trường Lạc là tên một cung điện trong hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ.

Các hiện vật này là những tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu và làm rõ công năng, quá trình tồn tại và thay đổi của các cung điện trong hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ.

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (KHOA LỊCH SỬ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV-ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Chính thức khai hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng

NGUYỄN HÙNG |

Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (31.1), Lễ hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức trở lại với chương trình khai hội vào mùng 10 Tết như thường lệ. Do không phải là ngày lễ, ngày cuối tuần, nên lượng khách về Yên Tử không đông đúc như những ngày Tết.

Truyền hình Bỉ thực hiện phóng sự về Tết Nguyên đán của người Việt

Thanh Hà |

Kênh truyền hình tiếng Pháp của vùng thủ đô Brussels đã phát phóng sự "Người Việt đón Tết ở Woluwe Saint-Pierre".

Đón Tết cùng VTV 2023 - Họa sắc Việt

Thanh Hương |

Chương trình "Đón Tết cùng VTV 2023 - Họa sắc Việt" sẽ phát sóng vào 20h ngày mùng 1 Tết Quý Mão (22.1) trên kênh VTV3. 

Chính thức khai hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng

NGUYỄN HÙNG |

Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (31.1), Lễ hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức trở lại với chương trình khai hội vào mùng 10 Tết như thường lệ. Do không phải là ngày lễ, ngày cuối tuần, nên lượng khách về Yên Tử không đông đúc như những ngày Tết.

Truyền hình Bỉ thực hiện phóng sự về Tết Nguyên đán của người Việt

Thanh Hà |

Kênh truyền hình tiếng Pháp của vùng thủ đô Brussels đã phát phóng sự "Người Việt đón Tết ở Woluwe Saint-Pierre".

Đón Tết cùng VTV 2023 - Họa sắc Việt

Thanh Hương |

Chương trình "Đón Tết cùng VTV 2023 - Họa sắc Việt" sẽ phát sóng vào 20h ngày mùng 1 Tết Quý Mão (22.1) trên kênh VTV3.