Người thiểu số Cơ Tu ở Quảng Nam theo phụ hệ hay mẫu hệ?

Trà Ban |

Phần lớn các dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao thường theo mẫu hệ, lấy họ mẹ. Người phụ nữ trong gia đình các dân tộc ở Quảng Nam cũng có một vai trò rất quan trọng...

Tuy vậy, với người Cơ Tu ở trung Trường Sơn, chủ yếu ở các huyện Nam Giang, Tây Giang và Phước Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam - đều theo phụ hệ, lấy họ cha.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cơ Tu - ông Bh'riu Liếc, nguyên Chủ tịch, Bí Thư huyện Tây Giang, Quảng Nam, người Cơ Tu có 30 dòng họ. Tên của mỗi dòng họ đều có ý nghĩa riêng, mang tên các loài thú, các loài gỗ quý, hoặc một cốt truyện giáo dục truyền thống... Đây là sự khác biệt, đặc trưng quan trọng của dòng họ người Cơ Tu.

Theo ông Bh'riu Liếc, về văn hóa gia đình thì người Cơ Tu theo phụ hệ, con cái lấy họ cha, vợ về nhà chồng.

Trước đây, trong hôn nhân còn mang tính “mua bán” con gái. Do vậy, vai trò của người chồng trong gia đình lớn hơn người vợ, người vợ bị lệ thuộc chồng và gia đình bên chồng. Nguyên nhân sâu xa là do tục lệ chồng "mua" vợ. Ngày nay, việc "mua bán" con gái không còn. Trai gái yêu nhau và khi gia đình thống nhất thì đăng ký với chính quyền rồi tổ chức cưới hỏi. Vợ chồng sống bình đẳng, hạnh phúc, ít bạo lực gia đình như đánh vợ, con và cũng rất hiếm có cặp vợ chồng ly dị nhau.

Mọi việc lớn, nhỏ trong gia đình, vợ chồng đều bàn bạc, thống nhất trước, sau đó mời dòng tộc nghe cho ý kiến. Khi dòng tộc thống nhất thì lấy rượu, thức nhắm mời già làng tới báo cáo cụ thể sự việc đã được giải quyết xong, việc vui hay buồn của gia đình. Già làng có trách nhiệm mời Hội đồng già làng đến nghe và bàn bạc, đưa ra quyết định cuối cùng để gia đình lo hay nhờ làng giúp tổ chức.

Người Cơ Tu dạy con cái nhỏ nhẹ, kín đáo và không đánh đập, nhưng hiệu quả cao. Con cái thường vâng lời ông bà, cha mẹ, kính trên nhường dưới, ít vi phạm luật tục. Đi ra đường thấy của rơi không nhặt, đi rừng, ra sông suối thấy thú mắc bẫy, cá mắc lưới... của người khác thì làm dấu giữ giùm và về báo cho chủ biết đến nhận.

Vào nhà khi vắng chủ hay ra rẫy khi đói bụng thấy có gì ăn được, tuy không có chủ tại đó, nhưng “phải xin" bằng cách làm dấu để chủ nhận biết đã có người tới và lấy dùng. Làm như vậy chủ rất mừng, không trách móc. Nếu không biết những quy ước nhỏ nhặt này, tuy lấy những vật không tăng giá trị cao, nhưng đôi lúc phải bị phạt nặng, vì người Cơ Tu ghét kẻ ăn trộm, ăn cắp, cướp giật...

Trà Ban
TIN LIÊN QUAN

Miền núi Quảng Nam giảm nghèo hiệu quả nhờ mô hình “cây - con” kết hợp

Hoàng Bin |

Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên bản địa, đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Nam đã vươn lên thoát nghèo bền vững, trở thành hộ khá, giàu nhờ áp dụng thành công mô hình kinh tế “cây - con” kết hợp.

Tổ chức khám sàng lọc miễn phí bệnh phụ khoa cho phụ nữ tỉnh Quảng Nam

Trần Thi |

Ngày 16.3, nhằm cung cấp thêm thông tin, kiến thức về việc chăm sóc thai kỳ trước sinh cho người dân là thai phụ và thăm khám sàng lọc các bệnh lý phụ khoa cho phụ nữ, bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hội An tổ chức khám và tư vấn sức khỏe miễn phí cho phụ nữ xã Cẩm Thanh (tỉnh Quảng Nam).

Thanh niên Quảng Nam, Đà Nẵng về với người dân biên giới

THÙY TRANG |

Trong 2 ngày 1 và 2.3, thanh niên 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đã cùng thực hiện chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024 với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi” tại xã A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Chương trình đã tặng quà, khám bệnh phát thuốc miễn phí cho người dân nơi đây như món quà mùa xuân.

Miền núi Quảng Nam giảm nghèo hiệu quả nhờ mô hình “cây - con” kết hợp

Hoàng Bin |

Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên bản địa, đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Nam đã vươn lên thoát nghèo bền vững, trở thành hộ khá, giàu nhờ áp dụng thành công mô hình kinh tế “cây - con” kết hợp.

Tổ chức khám sàng lọc miễn phí bệnh phụ khoa cho phụ nữ tỉnh Quảng Nam

Trần Thi |

Ngày 16.3, nhằm cung cấp thêm thông tin, kiến thức về việc chăm sóc thai kỳ trước sinh cho người dân là thai phụ và thăm khám sàng lọc các bệnh lý phụ khoa cho phụ nữ, bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hội An tổ chức khám và tư vấn sức khỏe miễn phí cho phụ nữ xã Cẩm Thanh (tỉnh Quảng Nam).

Thanh niên Quảng Nam, Đà Nẵng về với người dân biên giới

THÙY TRANG |

Trong 2 ngày 1 và 2.3, thanh niên 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đã cùng thực hiện chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024 với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi” tại xã A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Chương trình đã tặng quà, khám bệnh phát thuốc miễn phí cho người dân nơi đây như món quà mùa xuân.