Kiên Giang tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, an toàn, tiết kiệm

Thanh Hà |

Kiên Giang tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, ấm áp, qua đó tuyên truyền, giáo dục, phát huy tinh thần đoàn kết, yêu nước, thắt chặt tình quân dân, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu các huyện uỷ, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023 với tinh thần "Đoàn kết, vui tươi, an toàn và tiết kiệm", giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer, theo TTXVN. 

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16.4.2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 âm lịch). Các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện để đồng bào tổ chức các hoạt động phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Khmer; tổ chức thăm, chúc Tết các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, các vị chức sắc tiêu biểu, gia đình chính sách, cán bộ hưu trí và những người có uy tín trong đồng bào Khmer; vận động giúp đỡ, hỗ trợ những hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn được đón Tết. Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp tổ chức họp mặt, chúc Tết và tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân lao động là người dân tộc Khmer được nghỉ để đón Tết.

Tỉnh tổ chức họp mặt người dân tộc Khmer tiêu biểu, tổ chức đoàn đến thăm, chúc Tết cán bộ là người Khmer đang công tác và đã nghỉ hưu, các vị sư sãi, chức sắc, chức việc, gia đình chính sách và người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang Mai Văn Huỳnh yêu cầu Ban Chỉ đạo "Tết Quân - Dân" tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, ấm áp, qua đó tuyên truyền, giáo dục, phát huy tinh thần đoàn kết, yêu nước, thắt chặt tình quân dân, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, an sinh xã hội, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Theo Ban Chỉ đạo "Tết Quân - Dân" tỉnh, các hoạt động "Tết Quân - Dân" trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây được tổ chức tại xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, từ ngày 10.3 - 12.4.2023, với chủ đề "Lực lượng vũ trang Kiên Giang cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Châu Thành tiếp tục chung sức xây dựng nông thôn mới".

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung, Trưởng ban Chỉ đạo "Tết Quân - Dân" tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 cho biết: Ban Chỉ đạo vận động xây dựng 24 nhà đại đoàn kết (50 triệu đồng/nhà) hỗ trợ hộ nghèo khó khăn là người dân tộc Khmer; xây dựng cầu giao thông nông thôn tại ấp Minh Hưng, xã Minh Hòa; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí; tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, dân quân tự vệ, dự bị động viên; trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc sản của địa phương…

Cùng với đó, Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức thi đấu bóng chuyền, các trò chơi dân gian như đập nồi đất, đẩy gậy, kéo co…; phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Trường Đại học Kiên Giang tổ chức cho sinh viên Campuchia tham gia giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tổ chức Hội thi làm các loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer và trang trí mâm ngũ quả. Huyện Châu Thành tổ chức triển lãm hình ảnh, thành tựu kinh tế - xã hội, hoạt động của lực lượng vũ trang huyện và xã Minh Hòa, tổ chức giải bơi đua ghe ngo nhỏ…

Sở Văn hóa và Thể thao Kiên Giang thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ đồng bào. Đặc biệt, Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh tập dượt các chương trình văn nghệ phục vụ đồng bào dân tộc Khmer trong dịp Tết.

Tỉnh tổ chức đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023 gắn với tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Khmer chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm gắn với đẩy mạnh thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Tỉnh vận động đồng bào đề cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, kích động của phần tử xấu nhằm phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; động viên bà con ra sức thi đua sản xuất, kinh doanh, thực hành tiết kiệm, đoàn kết giúp nhau xây dựng cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc...

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ma nhai là Di sản tư liệu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Minh Tường |

Ngày 1.3, tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

Vận dụng Đề cương về văn hóa Việt Nam vào bảo vệ Di sản Văn hóa

Mai Hương |

Tại nhiều địa phương trên cả nước, nhiều giá trị Di sản Văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển.

Tranh gương - di sản độc đáo hai trong một của cung đình Huế

TƯỜNG MINH |

Tranh gương (hay tranh kính) là một dạng di sản khá đặc biệt của cung đình Huế khi vừa có tính vật thể vừa mang tính phi vật thể.

Ma nhai là Di sản tư liệu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Minh Tường |

Ngày 1.3, tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

Vận dụng Đề cương về văn hóa Việt Nam vào bảo vệ Di sản Văn hóa

Mai Hương |

Tại nhiều địa phương trên cả nước, nhiều giá trị Di sản Văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển.

Tranh gương - di sản độc đáo hai trong một của cung đình Huế

TƯỜNG MINH |

Tranh gương (hay tranh kính) là một dạng di sản khá đặc biệt của cung đình Huế khi vừa có tính vật thể vừa mang tính phi vật thể.