Ma nhai là Di sản tư liệu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Minh Tường |

Ngày 1.3, tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

Nguồn di sản tư liệu có giá trị trên nhiều phương diện

Ma nhai là nguồn di sản tư liệu có giá trị trên nhiều phương diện, phản ánh nhiều mặt của địa phương và đất nước Việt Nam dưới thời phong kiến như về lịch sử, địa lý, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa - giáo dục. Đặc biệt, từ nội dung bia Ma nhai, có thể tìm hiểu về quá trình giao lưu, tiếp xúc và tiếp biến kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các nước Đông Á từ thế kỷ XVII, biểu hiện cho tầm nhìn chiến lược biển, chính sách ngoại giao rộng mở, mềm dẻo của Việt Nam từ thời trung đại được kế thừa cho tới ngày hôm nay, cũng như các kỹ thuật chạm khắc đá truyền thống còn lưu truyền đến ngày nay. Mỗi bia Ma nhai tuy có sự khác nhau về hình thức, nội dung nhưng tựu chung là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, hàm chứa những nội dung lịch sử, nhân văn quý báu, được ra đời trong sự kết hợp của tâm hồn, tài hoa của thi nhân và kinh nghiệm, kỹ nghệ của người nghệ nhân điêu khắc đá Non Nước.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến chia sẻ, đây là niềm vinh dự, tự hào của đất nước Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Thêm một di sản văn hóa vô giá mà ông cha ta đã sáng tạo, bồi đắp, gìn giữ, trao truyền lại cho cháu con được vinh danh, được cam kết giữ gìn để tiếp tục tỏa sáng trong dòng chảy văn minh nhân loại. Đây đồng thời cũng là điểm nhấn giúp giới thiệu quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc, điểm đến du lịch của địa phương với cộng đồng trong nước và quốc tế.

“Ma nhai ở danh thắng Ngũ Hành Sơn mang nhiều giá trị vượt ra ngoài ranh giới của một quốc gia và đây là lý do được vinh danh là di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới” - bà Ngô Thị Kim Yến cho biết.

Nỗ lực bảo tồn

Theo ghi nhận của Sở VHTT thành phố Đà Nẵng, trong quá trình lập hồ sơ cho Ma nhai Ngũ Hành Sơn, do ảnh hưởng của khí hậu, thời gian (hơn 400 năm), chiến tranh và con người mà hiện nay chỉ còn 52/79 Ma nhai còn đọc được. Số còn lại đã bị bào mòn bởi thời gian, bị bôi lấp bởi các lớp sơn và ximăng, bị nứt vỡ bởi chiến tranh, bị người đời sau đục bỏ hoặc khắc thêm chữ quốc ngữ, làm biến dạng hoặc mất một số chữ Hán. Ngoài ra, do hoạt động du lịch chưa bền vững, phải tiếp đón một lượng lớn du khách hằng ngày, sử dụng nguồn chiếu sáng quá mức, khiến cho các vách đá suy thoái dần, rêu tảo phát triển xâm lấn các bia Ma nhai. Đặc biệt, nhiều khách du lịch thiếu ý thức khi tự ý viết, vẽ, bậy lên các bia Ma nhai.

“Cần nhấn mạnh rằng di sản tư liệu Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn có giá trị rất độc đáo, quý hiếm và không thể thay thế. Nếu di sản này không còn nữa, hoặc bị mất mát, hư hỏng, không chỉ làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của một mảng tư liệu nghiên cứu lịch sử quan trọng, mà sẽ làm nghèo đi một loại hình di sản trong kho tàng di sản của loài người” - ông Nguyễn Văn Hiền - Trưởng ban Quản lý danh thắng Ngũ Hành Sơn - nói.

Do sớm nhận thức được giá trị của di sản tư liệu này, những năm gần đây, chính quyền địa phương, Sở VHTT thành phố Đà Nẵng hợp tác các chuyên gia triển khai hàng loạt dự án bảo tồn di sản. Bởi vậy, những hiện vật gốc độc bản, chưa bị sửa đổi.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hiền, không phải từ bây giờ mà việc quản lý di sản này đã được UBND thành phố quan tâm từ những năm 1990 với các quyết định quan trọng như: Cấm khai thác đá núi (1991), thành lập đội bảo vệ di tích Ngũ Hành Sơn (1992), thành lập Ban Quản lý Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn (2000), ban hành các quy chế quản lý di tích nói chung (năm 2007 và 2020), bộ quy tắc ứng xử trong du lịch tại di tích bằng hình ảnh (2017).

Dự kiến, Sở VHTT Đà Nẵng sẽ cho áp dụng công nghệ số để bảo tồn các Ma nhai. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nguồn tài liệu văn khắc một cách thường xuyên, rộng rãi thông qua các hoạt động trưng bày, triển lãm và trên các phương tiện thông tin nhằm nâng cao ý thức của người dân và du khách trong việc bảo vệ di sản này; tập trung công tác nghiên cứu khoa học, chọn lọc và xuất bản các ấn phẩm liên quan đến các văn khắc để nghiên cứu về Phật giáo Đàng Trong và nghiên cứu về dấu tích của người Việt Nam cũng như người nước ngoài đã đặt chân đến di tích này. Đồng thời, tuyển chọn đưa vào trường học những tác phẩm tiêu biểu trong hệ thống Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, qua đó giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức trong thế hệ trẻ về giá trị và ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Minh Tường
TIN LIÊN QUAN

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định hơn từ voi nhà

Bảo Trung |

Cơ quan chức năng, doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang liên tục có những ý tưởng, kế hoạch khai thác du lịch thân thiện từ loài voi để đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương có thu nhập ổn định hơn.

"Mùa xuân và Tuổi trẻ" tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

Thanh Hà |

Chương trình tháng 3 “Mùa xuân và Tuổi trẻ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với các hoạt động gắn với Tháng Ba – tháng Thanh niên. 

Đắk Lắk chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng biên giới

Thanh Hà |

Phòng khám Quân - Dân y đã trở thành địa chỉ tin cậy để tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biên xã Ia Lốp.

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định hơn từ voi nhà

Bảo Trung |

Cơ quan chức năng, doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang liên tục có những ý tưởng, kế hoạch khai thác du lịch thân thiện từ loài voi để đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương có thu nhập ổn định hơn.

"Mùa xuân và Tuổi trẻ" tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

Thanh Hà |

Chương trình tháng 3 “Mùa xuân và Tuổi trẻ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với các hoạt động gắn với Tháng Ba – tháng Thanh niên. 

Đắk Lắk chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng biên giới

Thanh Hà |

Phòng khám Quân - Dân y đã trở thành địa chỉ tin cậy để tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biên xã Ia Lốp.