Phát huy các di tích tháp Chăm trong phát triển du lịch Bình Định

Thanh Hà |

Dấu tích đền tháp mà người Champa để lại trên mảnh đất Bình Định là 8 cụm tháp với 14 ngôi tháp. 

Ngày 22.11, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề: Phát huy các di tích tháp Chăm trong phát triển du lịch”, theo TTXVN.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Tạ Xuân Chánh nhấn mạnh, dấu tích đền tháp mà người Champa để lại trên mảnh đất Bình Định - kinh đô Vương triều Vijaya thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Vương quốc Champa trải dài gần 500 năm từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV là 8 cụm tháp với 14 ngôi tháp.

Trong đó, cụm tháp Dương Long đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2015. Các cụm tháp còn lại được xếp hạng Di tích Quốc gia.

Hệ thống tháp Chăm tại đây hầu hết còn khá nguyên vẹn, phản ánh phong cách kiến trúc riêng của nghệ thuật Champa thời kỳ Vijaya; chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc độc đáo và là nguồn tài nguyên du lịch mang đặc trưng vùng miền.

Nhận thức rõ tiềm năng đó, ngành Du lịch đã phối hợp với ngành Văn hóa và Thể thao triển khai các tour tham quan như: tháp Đôi (Quy Nhơn), tháp Bánh Ít (Tuy Phước), tháp Cánh Tiên (An Nhơn), tháp Dương Long (Tây Sơn)…

Tuy nhiên, tiềm năng du lịch của các tháp Chăm chưa được phát huy đúng mức, cần được tiếp tục quan tâm để có phương án khai thác, phục vụ hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định Trần Văn Thanh cho rằng, đây là cơ hội tốt để các đại biểu bàn bạc, trao đổi, đưa ra những giải pháp tối ưu trong việc bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị tháp Chăm Bình Định; đề xuất những giải pháp gắn kết các tour du lịch với hệ thống di tích tháp Chăm…

Từ đó, định hướng phát huy giá trị các di tích tháp Chăm theo hướng phù hợp với xu thế phát triển của du lịch hiện nay.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe 6 báo cáo tham luận tập trung chủ yếu vào các nội dung như: Quảng bá giá trị độc đáo của các di tích tháp Chăm trên địa bàn tỉnh trong phát triển du lịch; giải pháp liên kết tour đến tham quan các di tích tháp Chăm trên địa bàn tỉnh; giải pháp số hóa các di tích tháp Chăm trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch; giải pháp khai thác một số loại hình dịch vụ tại các di tích tháp Chăm Bình Định (biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại tháp Đôi, tháp Bánh Ít…); giải pháp để thu hút khách du lịch nước ngoài đến tham quan các di tích tháp Chăm.

Đại diện Trung tâm Xúc tiến du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định đề xuất, để hoạt động du lịch bền vững, cần thực hiện quy hoạch, chọn lựa những tháp Chăm đặc trưng, thuận lợi cho việc đưa đón khách đến tham quan; đa dạng hóa các hoạt động tại tháp Chăm.

Ngoài ra, các cơ quan cần phối hợp xây dựng những sản phẩm du lịch Chăm độc đáo thu hút du khách đến tìm hiểu, tránh sự nhàm chán như: tổ chức các trò chơi dân gian, phục dựng làng nghề truyền thống điêu khắc Champa, tiến đến quy hoạch thành các làng nghề cụ thể, trên cơ sở các di tích văn hóa Champa đã được xếp hạng; hỗ trợ các nghệ nhân điêu khắc phát triển nghề, từng bước hình thành các sản phẩm lưu niệm Chăm độc đáo; tiếp tục hoàn chỉnh, số hóa các bài thuyết minh tại các tháp Chăm để giúp du khách tiếp cận thông tin và tìm hiểu về văn hóa Chăm.

Đồng thời, tỉnh tổ chức các đoàn Famtrip, chuyên gia nhằm khảo sát tiềm năng du lịch văn hóa, trong đó có tháp Chăm để từng bước đánh giá hiện trạng, đề xuất các giải pháp để kết hợp phát triển sản phẩm du lịch gắn với các loại hình du lịch khác như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE, du lịch nghiên cứu, giáo dục…

Nhờ đẩy mạnh các giải pháp, ngành Du lịch tỉnh Bình Định đã có sự hồi phục nhanh sau đại dịch, đạt được nhiều kết quả tích cực. Lũy kế 10 tháng của năm 2022, ngành Du lịch tỉnh ước đón khoảng 3,7 triệu lượt khách, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó có gần 62.500 lượt khách quốc tế. Dự kiến, đến hết năm 2022, địa phương đón khoảng 4,1 triệu lượt khách.

Dịp này, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Hiệp hội Du lịch Bình Định ký kết văn bản phối hợp tổ chức các hoạt động dịch vụ, biểu diễn nghệ thuật tại di tích tháp Đôi và tháp Bánh Ít.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ khắc phục những vướng mắc trong bảo tồn di sản

TƯỜNG MINH |

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, việc Chính phủ thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế sẽ khắc phục được những vướng mắc trong việc bảo tồn di sản kéo dài lâu nay.

Khai mạc trưng bày chuyên đề Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Huyền Chi |

Ngày 18.11.2022, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia” và Lễ tiếp nhận hiện vật do Mỹ trao trả cho Việt Nam.

Chùa Kim Tiên - ngôi chùa đẹp tựa phim trường cổ trang tại An Giang

TRANG NGỌC |

Đối với những "tín đồ" yêu hành hương, thích khám phá các địa điểm du lịch tâm linh thì Chùa Kim Tiên là địa điểm check-in không thể bỏ qua khi đến vùng đất An Giang.

Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ khắc phục những vướng mắc trong bảo tồn di sản

TƯỜNG MINH |

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, việc Chính phủ thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế sẽ khắc phục được những vướng mắc trong việc bảo tồn di sản kéo dài lâu nay.

Khai mạc trưng bày chuyên đề Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Huyền Chi |

Ngày 18.11.2022, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Từ nhà Bác cổ đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia” và Lễ tiếp nhận hiện vật do Mỹ trao trả cho Việt Nam.

Chùa Kim Tiên - ngôi chùa đẹp tựa phim trường cổ trang tại An Giang

TRANG NGỌC |

Đối với những "tín đồ" yêu hành hương, thích khám phá các địa điểm du lịch tâm linh thì Chùa Kim Tiên là địa điểm check-in không thể bỏ qua khi đến vùng đất An Giang.