Hút hồn với giai điệu phát ra bên trong Bảo tàng âm thanh Đắk Nông

Phan Tuấn |

Bảo tàng âm thanh của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông đã trở thành một điểm đến tham quan du lịch hấp dẫn. Khi đến đây, du khách có thể lắng nghe những âm thanh hết sức đặc biệt từ những nhạc cụ độc đáo, truyền thống và cả sự sáng tạo của công nghệ.

Từ những nhạc cụ truyền thống 

Được mệnh danh là xứ sở của những âm điệu, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có tổng số 44 điểm đến. Trong đó, Nhà triển lãm âm thanh (hay còn gọi là Bảo tàng âm thanh) là điểm đến số 32, nằm trong lòng thành phố Gia Nghĩa và được xây dựng hoàn thành, chính thức hoạt động từ tháng 8.2019. 

Tổng thể của khu trưng bày được thiết kế thành 8 phòng riêng biệt với 7 chủ đề mang đặc trưng âm thanh đến từ những chất liệu khác nhau cũng như cách thức diễn tấu riêng biệt.

Trong đó, bao gồm âm thanh của đá, gió, nước, gỗ, lửa, ánh sáng và âm thanh của con người, được lấy cảm hứng từ ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ với sự tương quan lẫn nhau.

Đơn cử như khi bước vào phòng trưng bày với tên gọi “Âm thanh của đá”, du khách sẽ cảm nhận được nét đặc trưng phát ra ở nơi đây. Bằng sự tinh tế, con người đã biết tận dụng những thanh đá và thổi hồn vào đó, tạo nên sự réo rắt của những âm thanh.

Trong gian phòng này trưng bày bộ đàn đá có tên Goong Lú (cồng đá). Tiếng đàn đá lúc như âm vang trầm hùng của núi rừng, lúc nghe thánh thót như tiếng suối chảy. Những âm thành này vang lên sẽ làm vơi bớt đi những vất vả, nhọc nhằn của cuộc sống thường ngày.

Bộ đàn đá gồm có ba thanh là Tru, Trơ và Tê (mẹ, cha và con), được tìm thấy ở suối Đắk Kar tại xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông.

Đây là một hiện vật có giá trị lớn bổ sung vào bộ sưu tập nhạc cụ nhóm đá sừng. Bộ đàn đá này đóng góp một tài liệu mới cho việc nghiên cứu khoa học về các nền văn hóa nghệ thuật cổ xưa, đặc biệt là ở vùng các dân tộc ở khu vực phía nam Tây Nguyên.

Ngoài ra, tại Bảo tàng âm thanh cũng trưng bày nhiều nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào M’nông và Ê Đê sinh sống tại tỉnh Đắk Nông, như: M’buốt, Đinh năm, Đinh puôt, M’ló… cùng nhiều nhạc cụ của các dân tộc trong và ngoài nước.

Thế nên khi đến đây, du khách có thể cảm nhận được những âm thanh hùng tráng như tiếng thác đổ, cùng tiếng gió reo, tiếng cỏ cây hoa lá... cùng hòa quyện vào nhau. Đó là những đặc trưng đã tạo nên giá trị văn hoá của vùng đất ở phía Nam Tây Nguyên rộng lớn.

Những nhạc cụ truyền thống. Ảnh: Phan Tuấn
Những nhạc cụ truyền thống. Ảnh: Phan Tuấn

Đến sự sáng tạo của âm thanh công nghệ

Bên cạnh những dụng cụ truyền thống, bảo tàng này còn được những nghệ sĩ quốc tế sáng tạo, dành riêng cho Công viên địa chất Đắk Nông. 

Tham quan Bảo tàng âm thanh, du khách còn có dịp trải nghiệm nghệ thuật tương tác, với sự hỗ trợ của công nghệ, để tạo ra những hiệu ứng âm thanh độc đáo.

Như việc dùng màn hình điện thoại chiếu sáng những bông hoa, mỗi bông hoa sẽ phản hồi lại những âm thanh khác nhau tùy thuộc vào cường độ ánh sáng. Hay như sự tương tác giữa người với người tạo ra những âm thanh khác nhau…

Đặc biệt, khi du khách đến đây thì không nên bỏ lỡ  một tác phẩm của sự sáng tạo là “khí quyển”, được lấy cảm hứng từ âm thanh của tự nhiên. 

Tác phẩm thể hiện nghệ thuật tương tác giữa con người với thiên nhiên, thông qua sự hiện diện của một quả cầu gốm rất nhạy cảm với hơi thở. Tùy thuộc vào cường độ mà tạo nên sự phản ứng của tác phẩm này như là tiếng vang, sự phản chiếu của ánh sáng và sự rung động. 

Chị Nông Hoài Như du khách đến thăm quan bảo tàng cho biết: “Tôi bất ngờ vì những nhạc cụ nơi đây, nhìn có vẻ đơn sơ nhưng lại có thể tạo ra những âm thanh hết sức đặc biệt. Chuyến tham quan giúp tôi học tập được rất nhiều điều bổ ích. Tôi muốn giới thiệu về Nhà triển lãm âm thanh đến bạn bè và mọi người xung quanh vì sự độc đáo, thú vị của nó”.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Ghi danh thêm 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hà |

Mo Mường hiện có tại các tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá, Đắk Lắk và Hà Nội là 1 trong 14 di sản được ghi danh. 

Nhận định rõ 3 vấn đề Dân tộc hóa - Đại chúng hóa - Khoa học hóa

HƯƠNG MAI |

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 (Đề cương) là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn và sâu sắc của Đảng, được coi là Tuyên ngôn của Đảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng. 

Bình minh đỏ mở đầu Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam

HẢI MINH |

Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm "Đề cương về văn hóa Việt Nam" có 4 bộ phim truyện, 4 phim tài liệu và 2 phim hoạt hình. Trong đó có phim truyện "Bình minh đỏ".

Ghi danh thêm 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hà |

Mo Mường hiện có tại các tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá, Đắk Lắk và Hà Nội là 1 trong 14 di sản được ghi danh. 

Nhận định rõ 3 vấn đề Dân tộc hóa - Đại chúng hóa - Khoa học hóa

HƯƠNG MAI |

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 (Đề cương) là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn và sâu sắc của Đảng, được coi là Tuyên ngôn của Đảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng. 

Bình minh đỏ mở đầu Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam

HẢI MINH |

Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm "Đề cương về văn hóa Việt Nam" có 4 bộ phim truyện, 4 phim tài liệu và 2 phim hoạt hình. Trong đó có phim truyện "Bình minh đỏ".