Bình minh đỏ mở đầu Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam

HẢI MINH |

Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm "Đề cương về văn hóa Việt Nam" có 4 bộ phim truyện, 4 phim tài liệu và 2 phim hoạt hình. Trong đó có phim truyện "Bình minh đỏ".

Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm "Đề cương văn hóa Việt Nam" là một trong các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam.

Tuần phim là hoạt động kỷ niệm trên toàn quốc, đặc biệt là để những người làm công tác văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ cả nước phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

Tuần phim chào mừng Kỷ niệm 80 năm "Đề cương văn hóa Việt Nam" sẽ có 4 bộ phim truyện, 4 phim tài liệu và 2 phim hoạt hình được giới thiệu. 

Phim truyện có: "Bình minh đỏ" (C13), "Cơn giông" (C16), "Phượng cháy" (C13), "Nhà tiên tri" (P). Phim tài liệu có: "Hồ Chí Minh, năm 1946"; "Những bước đi ngoại giao và một cuộc chiến không mong muốn" (Hồ Chí Minh, năm 1946 phần 2); "Văn hóa soi đường quốc dân đi"; "Chầu văn – âm hưởng linh thiêng"; "80 năm đề cương về văn hóa Việt Nam".

Hai bộ phim hoạt hình chiếu trong dịp này là "Kỳ tích đầm Dạ Trạch" và "Đôi cánh kim cương".

Bộ phim đề tài chiến tranh cách mạng "Bình minh đỏ" của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân được chọn chiếu khai mạc. Phim được trao giải thưởng Ban giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22, giải Cánh diều bạc tại Giải thưởng Cánh diều 2021 do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức.

Bộ phim "Bình minh đỏ" do Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất, ra mắt khán giả nhân kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2022).

Bộ phim đã đưa người xem ngược dòng thời gian, trở về quá khứ để cảm nhận sự hy sinh anh dũng, tinh thần chiến đấu kiên cường, quả cảm của những nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

Chuyện phim xoay quanh 4 cô gái trẻ: Châu, Hân, Sa, Thương. Họ được giao nhiệm vụ lái xe vận chuyển hàng hóa, lương thực, nhu yếu phẩm từ hậu phương ra tiền tuyến và chở thương bệnh binh, tử sĩ từ các chiến trường về hậu phương.

Mỗi cô gái đến chiến trường từ những hoàn cảnh riêng, nhưng đều chung quyết tâm không sợ gian khổ, hy sinh, sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho thắng lợi cuối cùng.

Trong quá trình làm nhiệm vụ, lần lượt sự hy sinh của Hân, Thương, Sa và anh trai đã để lại nỗi đau lớn đối với Châu. Nhưng với lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, Châu đã tiếp tục ra chiến trường để thực hiện nhiệm vụ còn dang dở trên những cung đường Trường Sơn khói lửa, góp phần vào công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết,  những bộ phim đề tài chiến tranh cách mạng, những thước phim tài liệu có giá trị sống mãi với thời gian, giới điện ảnh và công chúng cả nước cùng nhìn lại dấu mốc lịch sử năm 1943 và dòng chảy không ngừng của nền văn hóa dân tộc, tiếp tục phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam từ khởi nguồn Đề cương về văn hóa Việt Nam.

Lễ khai mạc Tuần phim sẽ diễn ra vào 19h00 ngày 25.2.2023 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, Hà Nội.

HẢI MINH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Trình diễn múa "lễ chữ" tại lễ hội đình Chử Xá

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 7.2 (tức 17 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) long trọng tổ chức khai hội làng Chử Xá; công bố quyết định Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (KHOA LỊCH SỬ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Chính thức khai hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng

NGUYỄN HÙNG |

Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (31.1), Lễ hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức trở lại với chương trình khai hội vào mùng 10 Tết như thường lệ. Do không phải là ngày lễ, ngày cuối tuần, nên lượng khách về Yên Tử không đông đúc như những ngày Tết.

Hà Nội: Trình diễn múa "lễ chữ" tại lễ hội đình Chử Xá

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 7.2 (tức 17 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) long trọng tổ chức khai hội làng Chử Xá; công bố quyết định Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Giá trị đồ ngự dụng của vua chúa thời Lê sơ trong Hoàng thành Thăng Long

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (KHOA LỊCH SỬ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV-ĐHQGHN) |

Trong số 27 Bảo vật Quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, bộ sưu tầm bát, đĩa gốm men trắng vẽ lam trang trí rồng, thời Lê sơ, thế kỷ XV, XVI mang những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc tiêu biểu.

Chính thức khai hội Xuân Yên Tử kéo dài 3 tháng

NGUYỄN HÙNG |

Sau 3 năm lỡ hẹn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (31.1), Lễ hội Xuân Yên Tử 2023 chính thức trở lại với chương trình khai hội vào mùng 10 Tết như thường lệ. Do không phải là ngày lễ, ngày cuối tuần, nên lượng khách về Yên Tử không đông đúc như những ngày Tết.