Đưa các di sản văn hóa trở thành sức mạnh để phát triển đất nước

VƯƠNG TRẦN |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn, trong nhiệm kỳ tới, Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia chú trọng đến những vấn đề khoa học và quản lý liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị, đưa các di sản văn hóa trở thành sức mạnh để phát triển đất nước.

Ngày 5.1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam họp Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, thảo luận về hoạt động của Hội đồng nhiệm kỳ 2015-2019; phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2020-2024.

Tại cuộc họp, thông tin về kết quả hoạt động giai đoạn 2015-2019, GS.TS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa quốc gia cho biết, cả nước hiện có trên 40.000 di tích các loại được kiểm kê, trong đó có 10.109 xếp hạng di tích cấp tỉnh, 3.560 di tích cấp quốc gia, 112 di tích cấp quốc gia đặc biệt...

Trong đó, UNESCO ghi danh 8 di tích và danh thắng là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 13 di sản văn hóa phi vật thể. Cả nước có 179 bảo tàng, lưu giữ gần 4 triệu hiện vật, trong đó có 127 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.

Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Đình Nam
Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Đình Nam

GS.TS Lưu Trần Tiêu cũng kiến nghị Phó Thủ tướng xem xét, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng Chương trình Bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2021-2030, thay cho Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020; xây dựng Nghị định quản lý di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự trân trọng, đánh giá cao những đóng góp của các thành viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia trong suốt thời gian qua, đặc biệt trong công tác xét hồ sơ di tích các cấp.

Phó Thủ tướng mong muốn, trong nhiệm kỳ tới, Hội đồng chú trọng đến những vấn đề khoa học và quản lý liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị, đưa các di sản văn hóa trở thành sức mạnh để phát triển đất nước.

Tiếp thu các kiến nghị của Hội đồng, Phó Thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ rà soát lại, đánh giá, tổng kết Luật Di sản; đồng thời đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thành lập “Bảo tàng số”, sưu tầm thông tin theo hình thức số hóa.

Phó Thủ tướng giao thành viên Hội đồng, trong đó có Đại học Quốc gia, xây dựng công cụ để giúp Hội đồng thực hiện chức năng giám sát việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa ở tất cả các địa phương, bộ, ngành.

Tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia liên quan đến việc phục dựng Điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long, diễn ra vào sáng cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết, những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận dựa trên 3 đặc điểm: Chiều dài lịch sử văn hóa; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú, sinh động.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương phục dựng Điện Kính Thiên; đồng thời nhấn mạnh, "đây là di tích quan trọng nhất của quốc gia, vì vậy thành phố Hà Nội và Bộ phải quan tâm sâu sát, làm đúng, thận trọng nhưng phải nhanh nhất có thể".

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Về Đông Hồ thưởng ngoạn hồn tranh Tết

LAN NHƯ-ANH THƯ |

Ngày giáp Tết Nguyên Đán, nghệ nhân làm tranh Đông Hồ tất bật tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ thú chơi tranh Tết cho khách hàng.

"Năm COVID", nhớ... ngày Chạp họ

VÂN TRƯỜNG |

Từ ngàn đời nay, Chạp họ đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dòng họ tại nhiều vùng quê trên khắp Việt Nam.

Một dải Tây Bắc với huyền sử Nàng Han

TRỊNH THÔNG THIỆN |

Trên Mường Then (có nơi gọi là Mường Trời, nơi trú ngụ của các vị thần linh của dân tộc Thái ở Tây Bắc) như Ải Lậc Cậc, Then Luông, các vị thần mưa, thần gió, thần sông, thần núi... đều có nguồn gốc từ thần thoại do người Thái cổ sáng tạo, để lý giải những hiện tượng tự nhiên xung quanh cuộc sống. Nhưng có một vị thần kỳ lạ là Nàng Han, bước ra từ huyền sử được truyền tụng từ đời này qua đời khác mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Về Đông Hồ thưởng ngoạn hồn tranh Tết

LAN NHƯ-ANH THƯ |

Ngày giáp Tết Nguyên Đán, nghệ nhân làm tranh Đông Hồ tất bật tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ thú chơi tranh Tết cho khách hàng.

"Năm COVID", nhớ... ngày Chạp họ

VÂN TRƯỜNG |

Từ ngàn đời nay, Chạp họ đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dòng họ tại nhiều vùng quê trên khắp Việt Nam.

Một dải Tây Bắc với huyền sử Nàng Han

TRỊNH THÔNG THIỆN |

Trên Mường Then (có nơi gọi là Mường Trời, nơi trú ngụ của các vị thần linh của dân tộc Thái ở Tây Bắc) như Ải Lậc Cậc, Then Luông, các vị thần mưa, thần gió, thần sông, thần núi... đều có nguồn gốc từ thần thoại do người Thái cổ sáng tạo, để lý giải những hiện tượng tự nhiên xung quanh cuộc sống. Nhưng có một vị thần kỳ lạ là Nàng Han, bước ra từ huyền sử được truyền tụng từ đời này qua đời khác mỗi dịp Tết đến, Xuân về.