Chùa Nam Sơn Đà Nẵng: Lạc vào tiên cảnh giữa chốn phồn hoa

CHÍ LONG - THẢO NGUYÊN |

Đà Nẵng - Chùa Nam Sơn ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng luôn là một trong những điểm du lịch văn hóa, tâm linh có phong cảnh đẹp được nhiều người dân địa phương cũng như du khách yêu thích và thường xuyên ghé thăm. 

Tọa lạc tại thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, chùa Nam Sơn được xây dựng vào năm 1962 bởi phật tử Nguyễn Văn Châu cùng một số phật tử địa phương. Chùa có diện tích 10.000 mét vuông, được thiết kế bởi sư Đại Đức Thích Tuệ Phong, cũng chính là trụ trì hiện tại của ngôi chùa.

 
Ngôi chùa với diện tích 10.000 mét vuông rộng lớn được thiết kế bởi chính người trụ trì hiện tại.
 
Có vị trí lưng tựa vào dãy núi Trường Sơn, mặt hướng về Ngũ Hành Sơn, chùa Nam Sơn mang nét đẹp cổ kính, uy nghi tráng lệ mà không phải ngôi chùa nào cũng có.
 
Mang đậm phong cách của miền Trung thời xưa, chùa có nhiều khối kiến trúc kết nối với nhau. Các khu vực được phân tách riêng biệt như Thiền Viện, Đình Vọng Nguyệt, hồ Phóng Sanh, Chính điện... 
 
Ngoài ra, ngôi chùa còn có cả bãi đỗ xe, nhà đón khách... để thuận tiện cho việc đón tiếp khách du lịch ghé tham quan, khám phá văn hóa, lịch sử tâm linh nơi đây. 
 
Điểm nhấn lớn nhất của ngôi chùa là mái ngói đỏ và nghệ thuật chạm khắc, đắp nổi. Các dãy nhà đều được sơn son thếp vàng, nhiều đường nét chạm trổ công phu, mang đậm văn hóa phương Đông. 
Đặc biệt, khu Chính điện được xây theo kiến trúc ba gian miền Bắc, vô cùng nổi bật.
Đặc biệt, khu Chính điện được xây theo kiến trúc ba gian miền Bắc, vô cùng nổi bật.
 
Không gian luôn vang lên tiếng nước chảy, tiếng nhạc thiền. Hồ Phóng Sanh nằm ngay giữa khuôn viên chùa với làn nước màu xanh ngọc, ở giữa có lối đi được kiến tạo thành hình chữ thập đẹp mắt. 
 
Cầu Tam Tạng có thiết kế giống như hình cánh cung mềm mại màu vàng cam gạch, nằm trong không gian vườn cây xanh biếc, tạo nên cảnh quan bình yên, thanh tịnh. 
 
Vườn chùa Nam Sơn được ví như vườn thượng uyển của vua chúa ngày xưa với không gian tươi đẹp, xanh mát, thích hợp để dạo chơi, ngắm cảnh. 
 
Những chiếc đèn lồng đỏ không thể thiếu trong ngôi chùa, cho du khách trải nghiệm như đang đứng ở một góc Hội An. 
 
Quanh chùa có nhiều bức tranh, tượng phù điêu đắp nổi vô cùng đẹp mắt. 
 
Tất cả được tạo nên vô cùng kỳ công dưới bàn tay của chính các phật tử cung tiến cho chùa. 
 
 Không gian bình yên, thanh tịnh nơi đây được rất nhiều người dân địa phương, du khách yêu thích.
CHÍ LONG - THẢO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Tháp ốc Bảo Tích - “chiếc sáo của đại dương”

Bài và ảnh trịnh thông thiện |

Đến chùa Từ Vân (đường 3/4, phường Cam Linh, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) nghe tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa được khếch âm vọng từ hàng triệu con ốc biển trang trí quanh tháp ốc và san hô có tên là Bảo Tích sẽ mang lại cho du khách một cảm giác khoan thai, an nhiên đến kỳ lạ.

Pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm trong lịch sử nghệ thuật

NGUYỄN HỮU MẠNH - ĐÀO XUÂN NGỌC |

Như Báo Lao Động đã thông tin về nguồn gốc và hành trình lưu lạc của pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm chùa Báo Ân trong số trước. Bài viết này, chúng tôi tiếp tục cập nhật những thông tin xoay quanh về pho tượng. Trong đó, nổi bật lên là tầm quan trọng của pho tượng trong lịch sử nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. 

Từ tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang đến hơn 70 ngôi chùa làng

NGUYÊN QUÝ |

Quảng Trị - Triệu Phong là một huyện đồng bằng không quá rộng nhưng có đến hơn 70 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó có ngôi tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, nơi phát tích đạo Phật trên đất Quảng Trị. Với bề dày lịch sử của vùng địa linh, văn hóa Phật giáo đã thấm nhuần và hòa quyện cùng nếp sống của con người nơi đây.

Tháp ốc Bảo Tích - “chiếc sáo của đại dương”

Bài và ảnh trịnh thông thiện |

Đến chùa Từ Vân (đường 3/4, phường Cam Linh, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) nghe tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa được khếch âm vọng từ hàng triệu con ốc biển trang trí quanh tháp ốc và san hô có tên là Bảo Tích sẽ mang lại cho du khách một cảm giác khoan thai, an nhiên đến kỳ lạ.

Pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm trong lịch sử nghệ thuật

NGUYỄN HỮU MẠNH - ĐÀO XUÂN NGỌC |

Như Báo Lao Động đã thông tin về nguồn gốc và hành trình lưu lạc của pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm chùa Báo Ân trong số trước. Bài viết này, chúng tôi tiếp tục cập nhật những thông tin xoay quanh về pho tượng. Trong đó, nổi bật lên là tầm quan trọng của pho tượng trong lịch sử nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. 

Từ tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang đến hơn 70 ngôi chùa làng

NGUYÊN QUÝ |

Quảng Trị - Triệu Phong là một huyện đồng bằng không quá rộng nhưng có đến hơn 70 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó có ngôi tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, nơi phát tích đạo Phật trên đất Quảng Trị. Với bề dày lịch sử của vùng địa linh, văn hóa Phật giáo đã thấm nhuần và hòa quyện cùng nếp sống của con người nơi đây.