Một cựu binh lặng lẽ hành động vì môi trường

NGUYỄN LINH |

“Khi nào còn sức khỏe thì tôi cứ tiếp tục làm đến khi nào không thể làm được nữa thì tôi sẽ bàn giao cho người khác. Sắp tới tôi cũng dự định sẽ cùng các cháu nhỏ sơn vẽ lại những thùng rác của khu phố và ghi tên “môi trường nhí” để các cháu có thể thấy được thành quả lao động của chính mình “người nhỏ làm việc nhỏ”. Chính những việc nhỏ đó sẽ tạo nên thói quen, hành vi của con trẻ” - Ông Phạm Công Lương, Bí thư chi bộ khu dân cư Bình Phước và cũng là người tạo nên Biệt đội môi trường nhí nói.

Biệt đội môi trường nhí

Không khỏi ngạc nhiên khi cứ chiều cuối tuần một nhóm hơn 10 em học sinh tiểu học trong bộ đồng phục đá bóng hăng hái đến từng nhà trong khu dân cư Bình Phước để thu gom, phân loại bìa giấy, lon, chai như một thói quen hằng ngày.

Em Vy Anh (9 tuổi) háo hức mang găng tay chuẩn bị lên đường cùng các bạn, cho biết, em tham gia câu lạc bộ môi trường nhí đã được 2 năm nay. Ngoài em ra, còn có hai chị ruột của em cũng đều tham gia vào hoạt động này.

Ông Phạm Công Lương, Bí thư chi bộ khu dân cư Bình Phước và cũng là người tạo nên Biệt đội môi trường nhí chính là một cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia đã về hưu. Hiện nay ông đang tham gia tổ chức các hoạt động của chi bộ, cựu chiến binh tại địa phương mà ông sinh sống.

Cái tên Biệt đội môi trường nhí được ông Lương đặt cách đây 4 năm với mong muốn cùng các bạn nhỏ trong khu phố tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường sống của chính mình.

Chính vì vậy đã qua 4 năm gây dựng, Biệt đội môi trường nhí của ông không những được các bạn nhỏ tham gia mà ngay đến cả các bậc phụ huynh, hội phụ nữ đều nhiệt tình cùng các em nhỏ thu gom phân loại phế liệu gây quỹ.

Ông Lương cho biết, từ khi thành lập đến nay ông đã gây quỹ được hơn 170 triệu từ việc cùng các cháu thu gom phế liệu hằng tuần. Số tiền này được dùng vào chỗ tổ chức cho các em Tết Trung thu, mua bánh kẹo cho các cháu cũng như thăm hỏi các cụ già neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn trong khu phố.

Bà Đỗ Thị Hồng Mỹ (62 tuổi), người dân khu dân cư Bình Phước cho biết: “Những ngày tết thiếu nhi hay khu phố có người đau ốm ông Lương đều trích quỹ từ việc thu gom phế liệu cùng các cháu để tổ chức và thăm hỏi chứ không thu tiền như các khu dân cư khác.

Ông Lương “môi trường”

Trải qua 4 năm cùng các cháu đi khắp khu phố thu gom rác thải, phân loại phế liệu… đã giúp ông Lương nhận được nhiều tín nhiệm của người dân trong khu phố.

Cứ đến cuối tuần, các hộ gia đình trong khu dân cư đều đặt trước cổng nào là vỏ lon, bìa cartton, chai nhựa đã phân loại sẵn chờ ông Lương cùng Biệt đội môi trường nhí đến thu gom.

Để có được sự tín nhiệm của mọi người như ngày hôm nay, ông Lương đã trải qua không ít lời dè biểu khi ông thu gom rác thải về nhà mình, giữ gìn vệ sinh khu phố.

Ông Lương kể “Thứ người ta bỏ đi thì mình nhặt về, chất đống ở đấy. Người ta bảo mình khùng cũng phải bởi ngoài đường không ô nhiễm thì nhà mình lại đầy rác”.

Bộc bạch về công việc của mình, ông Lương bắt đầu câu chuyện bằng vấn đề thời sự nóng hổi “bãi rác Khánh Sơn”, bãi rác duy nhất tại Đà Nẵng.

Ông Lương nói: “Người dân chặn xe vài ngày là thành phố khủng hoảng rác thải, trong khi vẫn chưa có giải pháp bền vững. Tôi nghĩ thu gom rác thải, bảo vệ môi trường không riêng gì trách nhiệm của công ty môi trường mà đó là trách nhiệm chính của mỗi cá nhân. Vì thành phố xanh, sạch, đẹp thì mỗi người dân được hưởng trước”.

Chính vì trách nhiệm của mình với bãi rác duy nhất của thành phố, những buổi đầu, bà con trong xóm ai cũng thắc mắc tại sao một người cán bộ phường đi đâu cũng lận lưng một bao tải. Sau này mọi người mới biết, ông Lương tranh thủ những lúc ra ngoài để thu gom rác tài nguyên, rác thải có thể tái chế được.

Đoạn đường từ nhà đến cơ quan, cứ đi một đoạn thấy chai lọ là ông dừng xe để nhặt, đi đoạn thấy giấy vương vãi ông dừng để gom... Sáng ra đi tập thể dục, ông Lương cũng tranh thủ nhặt rác. Khi đi chỉ một bao tải cầm tay, thế mà về đến nhà lại vác một bao to lỉnh kỉnh chai lọ.

Cứ như vậy suốt mấy năm qua, ông Lương miệt mài dọn dẹp một góc thành phố như muốn gửi một thông điệp sống đến với khu dân cư của mình. Ông Lương tự hào nói với chúng tôi rằng từ lúc có Biệt đội môi trường nhí, 100% người dân ở đây đều ý thức được việc bảo vệ môi trường cũng như biết chia sẻ, yêu thương và có trách nhiệm với hành động của mình.

Nói thêm về câu chuyện môi trường, ông Lương cho biết, ông làm đến khi nào không thể làm được nữa mới thôi.

“Khi nào còn sức khỏe thì tôi cứ tiếp tục làm đến khi nào không thể làm được nữa thì tôi sẽ bàn giao cho người khác. Sắp tới tôi cũng dự định sẽ cùng các cháu nhỏ sơn vẽ lại những thùng rác của khu phố và ghi tên “môi trường nhí” để các cháu có thể thấy được thành quả lao động của chính mình “người nhỏ làm việc nhỏ”. Chính những việc nhỏ đó sẽ tạo nên thói quen, hành vi của con trẻ” - ông Lương nói.

NGUYỄN LINH
TIN LIÊN QUAN

"Mệ" Tuyết tại Huế - người hết lòng thương trẻ ung thư

ĐÀO HƯỞNG |

Thừa Thiên Huế - Đến với làng hương Thủy Xuân (TP.Huế), không khó để bắt gặp người phụ nữ có dáng vẻ gầy gò, nhỏ nhắn ngày ngày cặm cụi sắp xếp hàng chục bó hương ra bày trước quán. Dù đã ngoài 70 nhưng bà vẫn chăm chỉ làm việc, kiếm tiền chỉ vì cái tâm muốn gắn bó với làng nghề và ước mong giúp đỡ những bệnh nhân ung thư nhỏ tuổi.

Công an phát hơn 1.200 bát cháo cho bệnh nhân nghèo

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Vừa qua, Chi đoàn Thanh niên và Chi hội Phụ nữ Phòng Hậu cần Công an tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Chương trình “Nồi cháo chia sẻ yêu thương” đã phát miễn phí hơn 1.200 bát cháo cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Tạo môi trường để cán bộ CĐ, đoàn viên và NLĐ tham gia nghiên cứu khoa học

LINH NGUYÊN |

Một trong những nội dung Nghị quyết của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII về đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang ký là tạo môi trường để cán bộ công đoàn, đoàn viên và người lao động tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

"Mệ" Tuyết tại Huế - người hết lòng thương trẻ ung thư

ĐÀO HƯỞNG |

Thừa Thiên Huế - Đến với làng hương Thủy Xuân (TP.Huế), không khó để bắt gặp người phụ nữ có dáng vẻ gầy gò, nhỏ nhắn ngày ngày cặm cụi sắp xếp hàng chục bó hương ra bày trước quán. Dù đã ngoài 70 nhưng bà vẫn chăm chỉ làm việc, kiếm tiền chỉ vì cái tâm muốn gắn bó với làng nghề và ước mong giúp đỡ những bệnh nhân ung thư nhỏ tuổi.

Công an phát hơn 1.200 bát cháo cho bệnh nhân nghèo

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Vừa qua, Chi đoàn Thanh niên và Chi hội Phụ nữ Phòng Hậu cần Công an tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Chương trình “Nồi cháo chia sẻ yêu thương” đã phát miễn phí hơn 1.200 bát cháo cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Tạo môi trường để cán bộ CĐ, đoàn viên và NLĐ tham gia nghiên cứu khoa học

LINH NGUYÊN |

Một trong những nội dung Nghị quyết của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII về đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang ký là tạo môi trường để cán bộ công đoàn, đoàn viên và người lao động tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.