Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Theo TTXVN |

Sóc Trăng là địa phương có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

Là một trong những hộ dân tộc thiểu số có mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu, anh Thạch Chanh Đô Ra (dân tộc Khmer huyện Châu Thành) đã thành công với mô hình nuôi trồng tổng hợp (trồng lúa, dừa, nuôi bò, cá, rắn ri voi…). Anh cho biết, hiện, gia đình anh sản xuất 2,5 ha; trong đó, trồng lúa đặc sản kết hợp nuôi cá 2 ha; 0,5 ha trồng dừa và nuôi bò. Trừ các khoản chi phí, gia đình anh thu được trên 400 triệu đồng/năm.

Theo anh Đô Ra, để sản xuất nông nghiệp hiệu quả đem lại thu nhập cho gia đình, việc chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với đất đai, khí hậu ở địa phương là quan trọng. Bên cạnh đó, gia đình anh đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Gia đình ông Lâm Văn Phấn (xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên) có 7 ha đất trồng lúa đặc sản và 0,5 ha trồng hẹ. Ông Lâm Văn Phấn cho biết, cây hẹ dễ trồng, ít bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn và vừa bán được lá vừa bán được bông. Nhờ đó, gia đình ông có thu nhập ổn định. Hiện, trừ các khoản chi phí, gia đình thu nhập từ trồng lúa và trồng cây hẹ trên 500 triệu đồng/năm.

Ông Phấn cho biết thêm, lợi nhuận thu về một phần để chi tiêu cho gia đình, một phần dành ủng hộ cho các hoạt động từ thiện ở địa phương. Ông đang trợ giúp thường xuyên hàng tháng 30 kg gạo cho 25 trường hợp khó khăn; đồng thời cùng các ngành, đoàn thể hỗ trợ, giúp đỡ về nguồn vốn phát triển sản xuất cho hộ khó khăn; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân trên địa bàn.

Bà Phạm Lệ Lam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 138.000 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; trong đó, có trên 31.400 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là đồng bào Khmer và 8.000 hộ người Hoa. Số hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có mức thu nhập trên 450 triệu đồng/năm tăng gấp 2,5 lần và thu nhập trên 1 tỉ đồng/năm tăng 4,5 lần (so với năm 2018).

ng Lâm Văn Phấn tại huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) trồng 7 ha lúa đặc sản và 0,5 ha trồng hẹ cho thu nhập trên 500 triệu đồng/năm. Ảnh: TTXVN
Ông Lâm Văn Phấn tại huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) trồng 7 ha lúa đặc sản và 0,5 ha trồng hẹ cho thu nhập trên 500 triệu đồng/năm. Ảnh: TTXVN

Từ phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số (trong đó, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer) góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn, giúp 1.560 hộ nông dân thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer còn 4,55% (so với tổng số hộ đồng bào dân tộc Khmer toàn tỉnh).

Đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn chiếm 35,44% dân số; trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,036%. Đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đều khắp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đan xen với dân tộc Kinh, Hoa; tập trung nhiều ở thị xã Vĩnh Châu, thành phố Sóc Trăng và các huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề, Châu Thành, Long Phú, Mỹ Tú, Thạnh Trị.

Toàn tỉnh có 63 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số, với 17 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4.6.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Kết cấu hạ tầng vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer đã được địa phương tập trung đầu tư, xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân trong việc sản xuất kinh doanh, mua bán giao thương hàng hóa.

Thời gian tới, Sóc Trăng tập trung thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn lực của tỉnh với các chương trình, dự án của Trung ương, Chính phủ đầu tư cho vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, nhất là thực hiện quyết liệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030. Địa phương đẩy mạnh thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ngành chức năng địa phương tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số vừa làm giàu vừa giúp đỡ các hộ xung quanh cùng chung tay xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng giàu đẹp.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động về ý thức học tập suốt đời

QUỲNH TRANG |

Chiều 12.9, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị ký kết và triển khai chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao động tỉnh và Hội khuyến học tỉnh giai đoạn 2023-2030.

Lập tổ chống bỏ học, vận động đưa học sinh đến lớp

THANH TUẤN |

Ngày 12.9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, bước vào năm học mới 2023-2024, ngoài việc thiếu hơn 800 giáo viên, một số địa phương ở tỉnh Kon Tum đã thành lập tổ phòng chống bỏ học, vận động phụ huynh đưa con em đến trường, đặc biệt là các em học sinh vùng sâu, vùng xa.

Gìn giữ tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Khánh Minh |

Tối 8.9.2023, lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023 và Chương trình Gala Tiếng “Mẹ” thân thương đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội.

Nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động về ý thức học tập suốt đời

QUỲNH TRANG |

Chiều 12.9, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị ký kết và triển khai chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao động tỉnh và Hội khuyến học tỉnh giai đoạn 2023-2030.

Lập tổ chống bỏ học, vận động đưa học sinh đến lớp

THANH TUẤN |

Ngày 12.9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, bước vào năm học mới 2023-2024, ngoài việc thiếu hơn 800 giáo viên, một số địa phương ở tỉnh Kon Tum đã thành lập tổ phòng chống bỏ học, vận động phụ huynh đưa con em đến trường, đặc biệt là các em học sinh vùng sâu, vùng xa.

Gìn giữ tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Khánh Minh |

Tối 8.9.2023, lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2023 và Chương trình Gala Tiếng “Mẹ” thân thương đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội.