Cần Thơ có 250 đơn vị ký kết thỏa ước lao động tập thể, có lợi cho NLĐ

MỸ LY |

Thời gian tới, các cấp công đoàn TP Cần Thơ sẽ tập trung đối thoại, thương lượng tập thể, nâng cao chất lượng, mang lại lợi ích cho đoàn viên, người lao động, trọng tâm là tiền lương để người lao động tại các doanh nghiệp tiếp tục được thụ hưởng nhiều chính sách có lợi và ngày càng gắn bó với công ty, tổ chức Công đoàn.

Gắn bó với công ty và công đoàn

Rời quê vào Cần Thơ làm công nhân đã hơn 10 năm, chị Đinh Thị Huyền (công nhân Khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ) chia sẻ, ngoài các chế độ lương, thưởng được đảm bảo, nữ công nhân còn thụ hưởng nhiều chính sách phúc lợi khác từ công ty và công đoàn.

“Nhiều năm qua, dù có lúc công ty gặp khó khăn, nhưng các chế độ lương, thưởng theo quy định đều được đảm bảo. Ngoài ra, tôi cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ công ty và công đoàn như quà, tiền mặt, nhu yếu phẩm nhân dịp Tết, Tháng Công nhân… Điều đó phần nào giúp tôi san sẻ khó khăn, an tâm sản xuất” - chị Huyền chia sẻ.

Gắn bó với công ty đã gần 15 năm, chị Lê Thị Chưa (công nhân Khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ) cho hay, bản thân chưa từng có ý định nghỉ việc. Phần vì công ty có các chính sách phúc lợi tốt, phần vì những tâm tư, nguyện vọng của chị và các công nhân khác luôn được công ty lắng nghe, giải quyết.

“Các chế độ phúc lợi xã hội ở công ty luôn được duy trì tốt. Những dịp lễ, Tết, chúng tôi còn nhận được quà từ công ty, công đoàn. Hơn thế, khi công nhân chúng tôi có bất cứ kiến nghị, đề xuất gì, các tổ trưởng, cán bộ công đoàn đều kịp thời tiếp nhận và đề xuất lên ban giám đốc. Từ đó, ban giám đốc hiểu được tâm tư của công nhân và có sự điều chỉnh phù hợp, hài hòa giữa lợi ích công ty với quyền lợi của NLĐ” - chị Chưa nói.

Tập trung đối thoại, thương lượng tập thể

Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Cần Thơ, năm 2023, các cấp công đoàn thành phố đã tham gia cùng với lãnh đạo đơn vị quan tâm tiền lương, tiền thưởng cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) từ bằng hoặc cao hơn so với năm 2022.

Ngoài ra, tùy theo điều kiện, các doanh nghiệp còn có các hình thức khác hỗ trợ, chăm lo cho ĐV, NLĐ.

Công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức hội nghị NLĐ; hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp; tham gia xây dựng chính sách liên quan tới NLĐ tại địa phương, cơ quan, doanh nghiệp. Theo đó, các cấp công đoàn đã tổ chức 252 cuộc đối thoại với hơn 11.565 công nhân lao động tham gia.

Các cấp công đoàn thành phố cũng tập trung chỉ đạo, nắm tình hình của đơn vị doanh nghiệp, triển khai giám sát thường xuyên đối với việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, việc giải quyết chế độ chính sách đối với ĐV, NLĐ.

Tính đến hiện tại, thành phố có 250 đơn vị ký kết thỏa ước lao động tập thể với nhiều nội dung có lợi hơn cho NLĐ.

Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ Lê Thị Sương Mai thông tin, năm 2024, với chủ đề “Tập trung triển khai cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Cần Thơ và Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam; Phát động phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam”, LĐLĐ thành phố đã định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, LĐLĐ thành phố sẽ tập trung đối thoại, thương lượng tập thể, nâng cao số lượng và chất lượng, mang lại lợi ích cho ĐV, NLĐ, trọng tâm là tiền lương.

Đồng thời, các cấp công đoàn thành phố sẽ chủ động dự báo tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp và đề xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, nhất là liên quan đến việc thực thi chính sách, chế độ liên quan quyền lợi NLĐ và hoạt động công đoàn. Từ đó, NLĐ sẽ ngày càng thụ hưởng được nhiều chính sách có lợi và gắn bó với công ty, tổ chức Công đoàn.

MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Đắk Lắk chủ động sử dụng nguồn nước hiệu quả chống hạn cho cây trồng

PHAN TUẤN |

Đắk Lắk - Trong bối cảnh hạn hán đang diễn biến phức tạp thì nhà máy thủy điện trên sông Krông Nô đang chủ động điều tiết nguồn nước bảo đảm cho vùng hạ lưu. Trong bối cảnh này, xã Ea Rbin (huyện Lắk) được đánh giá là một trong những địa phương chủ động nạo vét kênh mương, nối dài ống bơm... để sử dụng tối đa nguồn nước chống hạn cho cây trồng.

Phát triển mạnh 2 trụ cột kinh tế ở đảo Phú Quý đi đôi bảo vệ môi trường

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Huyện đảo Phú Quý cách đất liền 56 hải lý với diện tích tự nhiên 17km2, dân số khoảng 30.000 người. Địa phương này xác định phát triển kinh tế với 2 trụ cột chính là đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá và thương mại dịch vụ, du lịch. Do đó, quá trình phát triển kinh tế đã chú trọng bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời phát triển đảo gắn với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

2 giải pháp căn cơ để thu hút lao động

PHƯƠNG LINH |

Thu hút lao động bằng nền tảng chính sách cùng với những phúc lợi thiết thực là một trong 2 giải pháp căn cơ để tạo đột phá trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) được các Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) ở khu vực Nam Trung Bộ triển khai trong năm 2024.

Đắk Lắk chủ động sử dụng nguồn nước hiệu quả chống hạn cho cây trồng

PHAN TUẤN |

Đắk Lắk - Trong bối cảnh hạn hán đang diễn biến phức tạp thì nhà máy thủy điện trên sông Krông Nô đang chủ động điều tiết nguồn nước bảo đảm cho vùng hạ lưu. Trong bối cảnh này, xã Ea Rbin (huyện Lắk) được đánh giá là một trong những địa phương chủ động nạo vét kênh mương, nối dài ống bơm... để sử dụng tối đa nguồn nước chống hạn cho cây trồng.

Phát triển mạnh 2 trụ cột kinh tế ở đảo Phú Quý đi đôi bảo vệ môi trường

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Huyện đảo Phú Quý cách đất liền 56 hải lý với diện tích tự nhiên 17km2, dân số khoảng 30.000 người. Địa phương này xác định phát triển kinh tế với 2 trụ cột chính là đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá và thương mại dịch vụ, du lịch. Do đó, quá trình phát triển kinh tế đã chú trọng bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời phát triển đảo gắn với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

2 giải pháp căn cơ để thu hút lao động

PHƯƠNG LINH |

Thu hút lao động bằng nền tảng chính sách cùng với những phúc lợi thiết thực là một trong 2 giải pháp căn cơ để tạo đột phá trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) được các Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) ở khu vực Nam Trung Bộ triển khai trong năm 2024.