Các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Vương Trần |

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, đại đoàn kết toàn dân tộc trong đó có đoàn kết các tôn giáo là nguồn sức mạnh và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong sự nghiệp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Theo sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Tôn giáo ở Việt Nam được ví như bức tranh thu nhỏ của tôn giáo trên thế giới. Các tôn giáo ở Việt Nam gồm những tôn giáo có nguồn gốc du nhập từ bên ngoài, như: Phật giáo, Công giáo, đạo Tin Lành, Hồi giáo, Tôn giáo Bahai, ...; những tôn giáo nội sinh, như: đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương,....

Cùng với sự đa dạng về tôn giáo, tại Việt Nam còn có sự đa dạng của các loại hình tổ chức tôn giáo, trong đó, có những tôn giáo chỉ có một tổ chức duy nhất (Phật giáo, Công giáo) và cũng có những tôn giáo có rất nhiều tổ chức khác nhau (đạo Tin Lành, đạo Cao Đài)…

Người dân tham gia Đại lễ Phật Đản tại chùa Quán Sứ. Ảnh: Trần Vương
Người dân tham gia Đại lễ Phật Đản tại chùa Quán Sứ. Ảnh: Trần Vương

Thời gian qua, Việt Nam đạt được nhiều thành trọng trong sự nghiệp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thực hiện chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, đời sống tôn giáo ở Việt Nam có những chuyển biến rất căn bản, từ sinh hoạt tôn giáo của tín độ đến hoạt động của chức sắc và các tổ chức tôn giáo.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến 31.12.2021, ở Việt Nam, Nhà nước đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 4 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo; có hàng nghìn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam); có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), hơn 54 nghìn chức sắc, 135 nghìn chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự.

Theo đó, các hoạt động khác như (đào tạo chức sắc, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự, quan hệ quốc tế…) của cá nhân, tổ chức tôn giáo diễn ra thuận lợi theo quy định của pháp luật. Có thể nói, các hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua diễn ra theo xu hướng tích cực, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc

Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định, các tôn giáo ở Việt Nam đều có đóng góp nhất định cho đất nước trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, đồng thời là một nhân tố xã hội và văn hóa tích cực góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đặc sắc. Các tôn giáo du nhập từ bên ngoài cũng có quá trình tiếp biến với văn hóa Việt Nam tạo ra nét riêng của tôn giáo Việt Nam. Việt Nam là đất nước ôn hòa trong quan hệ giữa các tôn giáo; có truyền thống đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Việc chung sống hòa bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội Việt Nam đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam phong phú, đan xen lẫn nhau. Ở Việt Nam ngày nay, sự đồng thuận giữa các tôn giáo và Nhà nước thể hiện rất rõ. Ở Việt Nam không có xung đột tôn giáo. Đại đoàn kết toàn dân tộc trong đó có đoàn kết các tôn giáo là nguồn sức mạnh và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đánh giá chủ trương, chính sách đối với tôn giáo, thành tựu trong công tác tôn giáo, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng định hướng nhiệm vụ công tác tôn giáo trong thời gian tới đó là: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Phong trào thi đua yêu nước thu hút, khơi dậy động lực của đoàn viên

PHẠM ĐÔNG |

Trong nhiệm kỳ qua, phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn tại Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng và toàn diện.

Việt Nam tìm hiểu kinh nghiệm giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo Indonesia

Thanh Hà |

Việt Nam mong muốn Indonesia chia sẻ về cơ chế vận hành, nguồn kinh phí hoạt động, cơ chế lựa chọn và đặt hàng đề tài, nhất là đề tài về các vấn đề cấp thiết quốc gia. Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam cũng mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Indonesia trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc và tôn giáo, xóa bỏ bất bình đẳng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc…

Đồng hành khởi nghiệp với thanh niên dân tộc, tín đồ tôn giáo ở Bình Dương

Thanh Hà |

Các hoạt động thiết thực của tổ chức Đoàn, Hội tại tỉnh Bình Dương đã thể hiện tinh thần đồng hành với thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo trong khởi nghiệp, lập nghiệp.

Phong trào thi đua yêu nước thu hút, khơi dậy động lực của đoàn viên

PHẠM ĐÔNG |

Trong nhiệm kỳ qua, phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn tại Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng và toàn diện.

Việt Nam tìm hiểu kinh nghiệm giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo Indonesia

Thanh Hà |

Việt Nam mong muốn Indonesia chia sẻ về cơ chế vận hành, nguồn kinh phí hoạt động, cơ chế lựa chọn và đặt hàng đề tài, nhất là đề tài về các vấn đề cấp thiết quốc gia. Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam cũng mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Indonesia trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc và tôn giáo, xóa bỏ bất bình đẳng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc…

Đồng hành khởi nghiệp với thanh niên dân tộc, tín đồ tôn giáo ở Bình Dương

Thanh Hà |

Các hoạt động thiết thực của tổ chức Đoàn, Hội tại tỉnh Bình Dương đã thể hiện tinh thần đồng hành với thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo trong khởi nghiệp, lập nghiệp.