Phong trào thi đua yêu nước thu hút, khơi dậy động lực của đoàn viên

PHẠM ĐÔNG |

Trong nhiệm kỳ qua, phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn tại Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng và toàn diện.

Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong đơn vị

Xác định thi đua là động lực để người lao động không ngừng sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, thời gian qua LĐLĐ TP Hà Nội và công đoàn khối các trường học đã đẩy mạnh, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV), qua đó đạt được nhiều kết quả tích cực.

Ngày 8.10, theo thông tin từ LĐLĐ huyện Sóc Sơn, hiện nay, trên địa bàn huyện có 107 công đoàn cơ sở (CĐCS) khối nhà trường với 5.618 CBGVNV.

Năm học 2022-2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, Huyện ủy Sóc Sơn, LĐLĐ huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện luôn chủ động trong các hoạt động, chương trình phối hợp công tác, duy trì ổn định nề nếp hoạt động của CĐCS các nhà trường, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình, kế hoạch đã đề ra trong năm học.

Hoạt động công đoàn trong toàn khối giáo dục đã được nâng cao một bước về vị thế, khẳng định được tiềm năng trong phong trào CNVCLĐ chung của toàn huyện.

Đáng chú ý, việc chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CBGVNV được chú trọng thực hiện và ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo cơ bản được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường đã có những bước tiến bộ rõ nét, đi vào thực chất, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đoàn kết, tiến bộ.

Trong năm học, LĐLĐ huyện đã kịp thời chỉ đạo Ban Chấp hành Công đoàn các nhà trường chủ động phối hợp với chính quyền tổ chức tốt Hội nghị Cán bộ viên chức lao động ngay từ đầu năm học theo đúng thời gian quy định, đảm bảo 100%.

Kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy chế phù hợp với từng năm học, thông qua đó đã góp phần quan trọng xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong đơn vị và nền nếp kỷ cương trong công tác.

Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CBGVNV được thực hiện thường xuyên và mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tốt vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ.

Theo đó, LĐLĐ huyện đã chỉ đạo CĐCS chủ động tham mưu cho chính quyền chăm lo CBGVNV thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong các dịp lễ, Tết. Thực hiện tốt việc quản lý các nguồn vốn vay và trích nộp lãi suất với Quỹ trợ vốn LĐLĐ Thành phố.

Duy trì 12 dự án vay vốn từ Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình với số tiền hơn 4,5 tỉ đồng cho 150 đoàn viên, giáo viên phát triển kinh tế gia đình.

Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các phong trào thi đua

Còn tại quận Bắc Từ Liêm, LĐLĐ quận và Phòng GDĐT chỉ đạo công đoàn khối các trường học tổ chức phát động các đợt thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, các phong trào thi đua đặc thù của ngành giáo dục tới 100% các nhà trường.

Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” nâng cao chất lượng giáo dục trong các đơn vị trường học.

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Công đoàn. Ảnh: Phạm Đông
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn. Ảnh: Phạm Đông

Theo ông Hà Văn Hải - Chủ tịch LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm, năm học 2022-2023 toàn quận có 35 gương điển hình về “Người tốt, việc tốt”; CBGVNV và học sinh tiêu biểu trong các phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo”, “Dạy tốt, học tốt”, “Nhà giáo đỡ đầu học sinh”, “Nhà giáo tâm huyết sáng tạo”.

2 tập thể được nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì; 1 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ; 19 tập thể đạt Lao động xuất sắc; 18 tập thể, 47 nhà giáo được tặng Bằng khen của Thành phố; 6 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được Công đoàn ngành Giáo dục trao giải Nhất…

Thực hiện phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” giai đoạn 2022-2025, phòng GDĐT quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp với phòng GDĐT huyện Thanh Oai thành lập tổ hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn cho các đơn vị nhà trường gặp khó khăn.

Ngoài ra, các đơn vị trường học trên địa bàn duy trì thường xuyên phong trào thi đua mỗi cán bộ, nhà giáo Bắc Từ Liêm nhận đỡ đầu, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Ở đâu có đồng bào Công giáo ở đó có phong trào thi đua yêu nước

PHẠM ĐÔNG |

Phong trào thi đua yêu nước sống tốt đời đẹp đạo của đồng bào Công giáo đã phát triển rộng khắp, có thể nói ở đâu có đồng bào Công giáo ở đó có phong trào thi đua yêu nước; khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được khẳng định.

Đồng hành khởi nghiệp với thanh niên dân tộc, tín đồ tôn giáo ở Bình Dương

Thanh Hà |

Các hoạt động thiết thực của tổ chức Đoàn, Hội tại tỉnh Bình Dương đã thể hiện tinh thần đồng hành với thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo trong khởi nghiệp, lập nghiệp.

Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển vùng Tây Nguyên

Mai Hương |

Để phát triển vùng Tây Nguyên, các tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo thành mạng lưới giữa các vùng.

Tìm giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer

Thanh Hà |

Ngày 19.9, tại quận Ô Môn, Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia khu vực IV, Trường Đại học Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội thảo Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo TTXVN.

Ở đâu có đồng bào Công giáo ở đó có phong trào thi đua yêu nước

PHẠM ĐÔNG |

Phong trào thi đua yêu nước sống tốt đời đẹp đạo của đồng bào Công giáo đã phát triển rộng khắp, có thể nói ở đâu có đồng bào Công giáo ở đó có phong trào thi đua yêu nước; khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được khẳng định.

Đồng hành khởi nghiệp với thanh niên dân tộc, tín đồ tôn giáo ở Bình Dương

Thanh Hà |

Các hoạt động thiết thực của tổ chức Đoàn, Hội tại tỉnh Bình Dương đã thể hiện tinh thần đồng hành với thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo trong khởi nghiệp, lập nghiệp.

Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển vùng Tây Nguyên

Mai Hương |

Để phát triển vùng Tây Nguyên, các tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo thành mạng lưới giữa các vùng.

Tìm giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer

Thanh Hà |

Ngày 19.9, tại quận Ô Môn, Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia khu vực IV, Trường Đại học Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội thảo Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo TTXVN.