Việt Nam tìm hiểu kinh nghiệm giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo Indonesia

Thanh Hà |

Việt Nam mong muốn Indonesia chia sẻ về cơ chế vận hành, nguồn kinh phí hoạt động, cơ chế lựa chọn và đặt hàng đề tài, nhất là đề tài về các vấn đề cấp thiết quốc gia. Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam cũng mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Indonesia trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc và tôn giáo, xóa bỏ bất bình đẳng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc…

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc từ ngày 4-8.10 tại Indonesia, đoàn đại biểu Hội đồng Lý luận Trung ương do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh - Phó Chủ tịch Chuyên trách - dẫn đầu đã có các buổi tiếp xúc, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo và dân tộc với các viện nghiên cứu hàng đầu.

Ngày 5.10, tại buổi tiếp và làm việc với đoàn, thay mặt Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Tự cường Quốc gia Indonesia (Lemhanas) - cơ sở nghiên cứu hàng đầu và đào tạo lãnh đạo cấp chiến lược của quốc gia Đông Nam Á này, Giáo sư Ikrar Nusa Bhakti cho rằng, Indonesia và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Nhắc lại rằng, quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa 2 nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh - người được nhân dân Indonesia trìu mến gọi là “Paman Ho (Bác Hồ)" - và Tổng thống Sukarno đặt nền móng, dày công vun đắp, Giáo sư Ikrar bày tỏ vui mừng trước những bước tiến triển hết sức tốt đẹp về mọi mặt của mối quan hệ song phương, nhất là về chính trị và kinh tế.

Nhân dịp này, Giáo sư Ikrar bày tỏ mong muốn không chỉ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của Indonesia, mà còn muốn tìm hiểu, tham khảo, học hỏi thêm từ các nhà nghiên cứu và học giả Việt Nam trong việc quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo và dân tộc, cũng như kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước.

Về phần mình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh cho biết, Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan tư vấn cho Ban chấp hành Trung ương, Ban Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, phục vụ trực tiếp cho công tác lãnh đạo của Đảng.

iệt Nam cũng mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Indonesia trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc và tôn giáo, xóa bỏ bất bình đẳng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Ảnh: Thanh Hà
Việt Nam cũng mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Indonesia trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc và tôn giáo, xóa bỏ bất bình đẳng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Ảnh: Thanh Hà

Đánh giá cao vị trí, vai trò của Indonesia ở Đông Nam Á, cũng như các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, môi trường tôn giáo và tín ngưỡng rất phong phú của “quốc gia vạn đảo” này vốn có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, từng trải qua những giai đoạn đấu tranh giành độc lập và bảo vệ đất nước, Việt Nam rất hiểu, trân quý giá trị của hòa bình và luôn mong muốn duy trì ổn định để phát triển đất nước.

Thông tin rằng, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, nhiều tôn giáo với 6 đạo lớn du nhập từ nước ngoài vào hoặc có nguồn gốc bản địa, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, Đảng và Nhà nước coi tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu chính đáng của người dân, đồng thời luôn quan tâm tới việc bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và thúc đẩy khối đại đoàn kết toàn dân.

Trong ngày 6.10, đoàn đại biểu Hội đồng Lý luận Trung ương đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn Indonesia (ISSH) do Chủ tịch Ahmad Najib Burhani dẫn dầu nhằm tìm hiểu về lịch sử hình thành, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của ISSH trong hệ thống trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới quốc gia (BRIN), cũng như các hoạt động hợp tác nghiên cứu quốc tế.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh cho hay, Việt Nam có nhiều viện nghiên cứu tập trung ở một số cơ quan giống như BRIN, trong đó có Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ, bên cạnh các trung tâm nghiên cứu nằm ở nhiều bộ ngành khác nhau. Đánh giá cao các chủ đề, vấn đề nghiên cứu đã và đang được các đồng nghiệp Indonesia triển khai, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh cho rằng, lĩnh vực nghiên cứu khoa học của 2 nước có nhiều điểm tương đồng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực phục vụ cho tiến trình phát triển đất nước này, đòi hỏi đối với công tác nghiên cứu là rất lớn, nhất là trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay.

Giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, môi trường tôn giáo và tín ngưỡng rất phong phú của Indonesia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Ảnh: Thanh Hà
Các đại biểu đánh giá, giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, môi trường tôn giáo và tín ngưỡng rất phong phú của Indonesia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Ảnh: Thanh Hà

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh mong muốn, phía Indonesia chia sẻ về cơ chế vận hành, nguồn kinh phí hoạt động, cơ chế lựa chọn và đặt hàng đề tài, nhất là đề tài về các vấn đề cấp thiết quốc gia. Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam cũng mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Indonesia trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc và tôn giáo, xóa bỏ bất bình đẳng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc…

Chủ tịch ISSH Ahmad Najib Burhani cho rằng, qua trao đổi trực tiếp, có nhiều vấn đề mà 2 bên có thể hợp tác với nhau trong thời gian tới, như phát triển giá trị con người, phát triển kinh tế, an ninh quốc gia, nhất là an ninh hàng hải. Do vậy, 2 bên bên hoàn toàn bắt tay hợp tác nghiên cứu, khởi đầu bằng một số dự án án nhỏ hoặc vấn đề nghiên cứu cụ thể trước khi cùng tiến hành các dự án nghiên cứu lớn.

Nhất trí với đề xuất này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh nhận định, cơ hội hợp tác với BRIN cũng như ISSH là rất lớn. Có nhiều vấn đề 2 bên có thể hợp tác như trao đổi đoàn, tổ chức các sự kiện khoa học, cũng như chia sẻ, cung cấp các kết quả nghiên cứu khoa học.

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cũng bày tỏ hy vọng, 2 bên sẽ có thêm nhiều cuộc gặp tại Indonesia cũng như ở Việt Nam ở nhiều cấp khác nhau nhằm từng bước thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đồng hành khởi nghiệp với thanh niên dân tộc, tín đồ tôn giáo ở Bình Dương

Thanh Hà |

Các hoạt động thiết thực của tổ chức Đoàn, Hội tại tỉnh Bình Dương đã thể hiện tinh thần đồng hành với thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo trong khởi nghiệp, lập nghiệp.

Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển vùng Tây Nguyên

Mai Hương |

Để phát triển vùng Tây Nguyên, các tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo thành mạng lưới giữa các vùng.

Tìm giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer

Thanh Hà |

Ngày 19.9, tại quận Ô Môn, Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia khu vực IV, Trường Đại học Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội thảo Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo TTXVN.

Đồng hành khởi nghiệp với thanh niên dân tộc, tín đồ tôn giáo ở Bình Dương

Thanh Hà |

Các hoạt động thiết thực của tổ chức Đoàn, Hội tại tỉnh Bình Dương đã thể hiện tinh thần đồng hành với thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo trong khởi nghiệp, lập nghiệp.

Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển vùng Tây Nguyên

Mai Hương |

Để phát triển vùng Tây Nguyên, các tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo thành mạng lưới giữa các vùng.

Tìm giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer

Thanh Hà |

Ngày 19.9, tại quận Ô Môn, Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia khu vực IV, Trường Đại học Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội thảo Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo TTXVN.