Việt Nam chú trọng phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khánh Minh |

Một trong những thành tựu chính đã được ghi nhận của Việt Nam về đảm bảo quyền con người là việc nhanh chóng ứng dụng những giải pháp sáng tạo và công nghệ từ cấp cơ sở để phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Việt Nam là quốc gia thống nhất của 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với 14,119 triệu người, 3,6 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng đan xen. Người dân tộc thiểu số chiếm 14,68% tổng dân số cả nước.

Nhà nước Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật với việc ban hành hàng loạt các văn bản luật, quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền của người dân tộc thiểu số.

Quy định về quyền của các dân tộc thiểu số thể hiện rõ quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số, đồng thời cũng là mục tiêu, động lực của công cuộc phát triển đất nước.

Việt Nam đã đặt mục tiêu cho chương trình giảm nghèo quốc gia trong giai đoạn 2021-2025, với mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên toàn quốc từ 1-1,5%, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 3% và các huyện nghèo là từ 4-5%.

Việt Nam cũng đạt mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo đói trước thời hạn đề ra. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương áp dụng các biện pháp tính chuẩn nghèo đa chiều (MDP) và đã sử dụng các chỉ số này kể từ năm 2015 để giám sát tình trạng đói nghèo và triển khai chính sách.

Một trong những thành tựu chính đã được ghi nhận của Việt Nam về đảm bảo quyền con người là việc nhanh chóng ứng dụng những giải pháp sáng tạo và công nghệ từ cấp cơ sở để phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Cách đây 4 năm, Việt Nam đã phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) khởi xướng dự án có tên gọi “Giải pháp 4M” (Gặp gỡ, Kết nối, Đồng hành và Phát triển) để hỗ trợ các nữ doanh nghiệp vi mô dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.

Một loạt các giải pháp bao gồm: Gặp gỡ các đối tác sản xuất, kinh doanh tiềm năng; Kết nối các nhu cầu, cơ hội kinh tế với các đối tác làm ăn; Đồng hành các đối tác làm ăn và chính quyền địa phương đồng hành cùng các hợp tác xã do phụ nữ dân tộc thiểu số quản lý; Phát triển nhân rộng các giải pháp thành công trong các chương trình mục tiêu quốc gia.

Việt Nam đặt mục tiêu cho chương trình giảm nghèo quốc gia trong giai đoạn 2021-2025, với mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 3% và các huyện nghèo là từ 4-5%. Ảnh: Khánh Minh
Việt Nam đặt mục tiêu cho chương trình giảm nghèo quốc gia trong giai đoạn 2021-2025, với mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 3% và các huyện nghèo là từ 4-5%. Ảnh: Khánh Minh

“Giải pháp 4M” được thử nghiệm và nhân rộng tại 4 tỉnh gồm Bắc Kạn, Đắc Nông, Lào Cai và Sơn La. Theo UNDP, kết quả là tính đến đầu năm 2023, khoảng 100 hợp tác xã dạng này đã tăng thu nhập của họ ít nhất 30%, tạo nguồn thu cho hơn 13.000 phụ nữ người dân tộc thiểu số .

Việc tận dụng các ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý và thực thi các chính sách, chương trình cho người thiểu số là nhân tố mấu chốt để thúc đẩy thịnh vượng, không chỉ cho riêng các cộng đồng thiểu số mà cả nền kinh tế Việt Nam.

Quá trình số hóa việc tự đăng ký, xác nhận và các hệ thống quản lý đã giải quyết vấn đề nghèo đa chiều, cũng như tăng cường năng lực thương mại điện tử và các hệ thống thanh toán online, hỗ trợ sự tiến bộ bền vững.

Những thành tựu từ nỗ lực đảm bảo nhân quyền không thể đến trong ngày một ngày hai. Trên bình diện quốc tế, vào ngày 11.10.2022, Việt Nam đã lần thứ hai (sau nhiệm kỳ 2014-2016) trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Kết quả bầu cử cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao.

Việt Nam đã và sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề trọng tâm của Liên Hợp Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế, như thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số, người di cư, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang trên phạm vi toàn thế giới.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc

Khánh Minh |

Đường lối chính trị của Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử; trong đó, có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.

Đắk Nông có nhiều chính sách giúp người dân tộc thiểu số thoát nghèo

Phan Tuấn |

Thời gian qua, bên cạnh các chính sách do Chính phủ ban hành thì tỉnh Đắk Nông còn quan tâm xây dựng thêm các đề án, bổ sung thêm các nguồn lực để chăm lo cho đời sống cho người dân nghèo, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Lai Châu

Anh Vũ |

Việc thực hiện Luật Bình đẳng giới đã mang lại những đổi mới tích cực, đặc biệt là trong vấn đề vị thế và vai trò của phụ nữ. Những thành công này không chỉ giảm bạo lực và xâm hại với phụ nữ dân tộc thiểu số mà còn đẩy lùi những tập tục lạc hậu, mở ra hướng phát triển mới cho cộng đồng

Dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc

Khánh Minh |

Đường lối chính trị của Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử; trong đó, có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.

Đắk Nông có nhiều chính sách giúp người dân tộc thiểu số thoát nghèo

Phan Tuấn |

Thời gian qua, bên cạnh các chính sách do Chính phủ ban hành thì tỉnh Đắk Nông còn quan tâm xây dựng thêm các đề án, bổ sung thêm các nguồn lực để chăm lo cho đời sống cho người dân nghèo, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Lai Châu

Anh Vũ |

Việc thực hiện Luật Bình đẳng giới đã mang lại những đổi mới tích cực, đặc biệt là trong vấn đề vị thế và vai trò của phụ nữ. Những thành công này không chỉ giảm bạo lực và xâm hại với phụ nữ dân tộc thiểu số mà còn đẩy lùi những tập tục lạc hậu, mở ra hướng phát triển mới cho cộng đồng