Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện

PHẠM ĐÔNG |

Trong thời gian qua, đa số chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng Nam chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn...

Trên địa bàn Quảng Nam hiện có 7 tôn giáo với 14 tổ chức tôn giáo và khoảng 20 hệ phái Tin lành đang sinh hoạt tư gia.

Hiện toàn tỉnh có 2.144 cơ sở tín ngưỡng, gắn liền với nhiều loại hình tín ngưỡng phổ biến, đặc trưng của văn hóa xứ Quảng như: tục thờ cúng Tiền hiền, Hậu hiền; tục thờ Mẫu - Mẹ xứ sở; tục thờ cá Ông; tục thờ tổ nghề; tín ngưỡng người Hoa…

Trong số đó có 121 cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được xếp hạng di tích cấp tỉnh; 21 cơ sở được xếp hạng di tích cấp quốc gia và 2 nghi lễ, lễ hội được xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể - lễ hội truyền thống là Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được (Thăng Bình), nghi lễ dựng cây nêu và bộ gu của người Co (Bắc Trà My)…

Trong 2 năm 2022-2023, Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) đã phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức 2 lớp tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho gần 500 chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo trên địa bàn tỉnh; tổ chức 5 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho gần 1.000 lượt cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp huyện, cấp xã.

Cấp huyện tổ chức 21 hội nghị phổ biến, tập huấn pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho hơn 2.580 lượt cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành và cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, tình hình sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, tuân thủ pháp luật. Đa số chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ đồng bào có hoàn cảnh khó khăn...

Tuyên truyền pháp luật tại huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Phạm Đông
Tuyên truyền pháp luật tại huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Phạm Đông

Ông Nguyễn Phi Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam khẳng định, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh luôn xác định đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Theo ông Nguyễn Phi Hùng, thời gian qua, MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò chủ trì, hiệp thương, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn tỉnh; chú trọng hoạt động giám sát, phản biện xã hội đối với việc ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến tôn giáo.

Ông Nguyễn Phi Hùng cho biết thêm, các tôn giáo trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động; ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo” và nhiều phong trào thi đua khác do địa phương phát động.

“Nhiều vị chức sắc và đồng bào các tôn giáo là gương điển hình tiêu biểu trong các phong trào thi đua được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng.

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo ngày càng được nâng lên, chấp hành tốt các quy định của địa phương về thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội; tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở...”, ông Nguyễn Phi Hùng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã phối hợp với UBND cùng cấp và các cơ sở thờ tự ký kết và triển khai thực hiện, như TP Hội An là mô hình tuyến đường tự quản về “Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” được triển khai đến tất cả các cơ sở tôn giáo.

Hay như huyện Núi Thành là mô hình “Tổ đoàn kết tôn giáo với công tác bảo vệ môi trường” được tổ chức tại chùa Long Quang và nhiều cơ sở tôn giáo khác nữa.

"Hằng năm, hưởng ứng ngày môi trường thế giới, nhiều cơ sở thờ tự các tôn giáo cùng chính quyền thực hiện mô hình trồng cây xanh, góp phần chung tay bảo vệ môi trường”, ông Nguyễn Phi Hùng thông tin.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Bàn giao 6 ghe Ngo cho các chùa và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tạ Quang |

Cần Thơ - Các ghe Ngo mini được trao cho 6 đơn vị gồm: Học viện phật giáo Nam tông Khmer; Chùa Pô Thi Som Rôn; Chùa Sanvor Pô Thi Nhen (quận Ô Môn); Chùa Neryvone và Chùa Prum Mani Vongsa (huyện Thới Lai); Chùa Pitu Khôsa Răngsây (quận Ninh Kiều).

Các tổ chức tôn giáo Trà Vinh tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tại tỉnh Trà Vinh, thời gian qua tín đồ các tôn giáo và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, công tác giảm nghèo bền vững.

Tăng cường quan hệ đồng đạo, đoàn kết Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.

Bàn giao 6 ghe Ngo cho các chùa và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tạ Quang |

Cần Thơ - Các ghe Ngo mini được trao cho 6 đơn vị gồm: Học viện phật giáo Nam tông Khmer; Chùa Pô Thi Som Rôn; Chùa Sanvor Pô Thi Nhen (quận Ô Môn); Chùa Neryvone và Chùa Prum Mani Vongsa (huyện Thới Lai); Chùa Pitu Khôsa Răngsây (quận Ninh Kiều).

Các tổ chức tôn giáo Trà Vinh tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Tại tỉnh Trà Vinh, thời gian qua tín đồ các tôn giáo và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, công tác giảm nghèo bền vững.

Tăng cường quan hệ đồng đạo, đoàn kết Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam

Thanh Hà |

Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn đoàn kết, hòa hợp, củng cố, mở rộng và trang nghiêm Giáo hội, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái, các thế hệ; vừa phát huy các giá trị đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, vừa mở rộng và tăng cường mối quan hệ đồng đạo, tình đoàn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo ở Việt Nam.