Thông tin truyền thông như "chiến binh số" trên mặt trận chống COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Ngành Thông tin và truyền thông như những "chiến binh số" trong công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19; kịp thời đấu tranh, phản bác, xử lý những thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh, từ đó tạo nên những “lá chắn” vững chắc trong "cuộc chiến" này.

“Lá chắn” vững chắc trong cuộc chiến chống dịch COVID-19

Ngày 28.8, ghi dấu tròn 76 năm ngày truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông (TTTT). Trong suốt chặng đường đó, ngành TTTT  đã có những đóng góp to lớn và quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày nay, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức với lĩnh vực này. Đặc biệt, trong 2 năm gần đây, dịch bệnh COVID-19 với sự ảnh hưởng nặng nề tới đời sống xã hội. Ngành TTTT đã có những nỗ lực không ngừng trong cuộc chiến này đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Sở TTTT Hà Nội cho rằng: Trước những yêu cầu chung về sự phát triển của ngành cũng như diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Biến những nguy cơ thành thời cơ, biến thách thức thành cơ hội để phát triển ngành.

Nêu nhiều dẫn chứng và phân tích sâu trong việc ứng dụng CNTT phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của ngành TTTT, ông Liêm cho hay, Hà Nội đang ứng dụng triệt để công nghệ trong vấn đề quản lý cũng như truy vết các F0, F1 để phục vụ cho công tác phòng chống dịch.

Đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng CNTT từ người dân và cũng chính là phục người dân. Bằng việc triển khai các kênh tiếp nhận thông tin phản ánh về tình hình phòng chống dịch trên địa bàn TP đã phát huy vai trò giám sát của người dân; giúp các cơ quan chức năng của TP kịp thời xử lý mọi tình huống phát sinh trong thời gian ngắn nhất, giảm thiểu tối đa các nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho người dân.

Ông Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Sở TTTT Hà Nội. Ảnh HN
Ông Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Sở TTTT Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hải

Cũng theo ông Liêm, song song với triển khai nhiều giải pháp công nghệ, Sở TTTT Hà Nội cũng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch COVID-19; kịp thời đấu tranh, phản bác, xử lý những thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh, từ đó tạo nên những “lá chắn” vững chắc trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Bên cạnh việc triển khai công tác thông tin, tuyên truyền trên các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố, Sở TTTT đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội, các trang thông tin điện tử cùng tham gia công tác truyền thông, lan tỏa những thông tin về Hà Nội. Đặc biệt, Sở TTTT cũng phối hợp với Công an Thành phố kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, bóc gỡ và xử lý những tin giả, thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch COVID-19...

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số

Cùng trao đổi về việc này, đại biểu Đặng Xuân Phương - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nhìn nhận, trải qua 76 năm hình thành và phát triển, ngành TTTT không ngừng trưởng thành, lớn mạnh và trở thành một lực lượng tin cậy của Đảng trên mặt trận thông tin, vai trò và vị trí của ngành ngày càng được khẳng định trong chiến lược phát triển chung của đất nước.

Ông Phương dẫn các ví dụ, những điểm nhấn trong thời gian qua như ngành TTTT đã phát huy vai trò tích cực trong việc thực hiện tuyên truyền các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Có thể kể đến đó là thông tin, tuyên truyền về Đại hội Đảng lần thứ XIII, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026… 

 
 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số. Ảnh: Trần Hữu

Bên cạnh đó, trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra hiện nay, có thể khẳng định, sự đóng góp của ngành TTTT rất quan trọng, kịp thời đưa thông tin, thành quả về phòng, chống dịch COVID-19 để cổ vũ tinh thần cho sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân đoàn kết chống dịch. Đó là những "chiến binh số" trên mặt trận thông tin và truyền thông.

Theo đại biểu Phương, trong thời đại cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 cũng đặt ra những thách thức nhưng cũng là những cơ hội để ngành TTTT có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đặc biệt là vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

“Qua theo dõi và làm việc với Bộ TTTT, các cơ quan có liên quan, tôi thấy rằng, thời gian vừa qua, ngành TTTT có những định hướng thông tin báo chí, quyết liệt chỉ đạo để thông tin báo chí vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, vừa cổ vũ, lan toả những giá trị tích cực trong cộng đồng.

Đồng thời việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý lĩnh vực TTTT ngày càng được nâng cao, góp phần truyền tải thông tin kịp thời tới đông đảo công chúng” - ông Phương nói.

Cũng theo ông Phương, hiện nay, các dịch vụ cung cấp thông tin trên mạng cũng rất nhiều, tác động tới các tầng lớp nhân dân. Do đó, ngành TTTT càng cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách, quản lý phù hợp để phát huy mạnh mẽ vai trò của ngành.

Ông Phương cũng cho hay, thời gian tới, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội sẽ luôn đồng hành cùng các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, đề xuất những cơ chế, chính sách, hoàn thiện thể chế pháp luật trong quản lý lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐVN ban hành các chính sách rất sớm để chăm lo cho đoàn viên, NLĐ

HÀ ANH CHIẾN |

Chiều ngày 27.8, trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính phủ với tỉnh Đồng Nai về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, ông Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương về những kết quả trong việc chăm lo cho đoàn viên và người lao động trong thời gian qua. 

Huy động nguồn lực của các tôn giáo tham gia phòng, chống dịch COVID-19

Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, các cán bộ, công chức Ban Tôn giáo Chính phủ tăng cường thực hiện nhiệm vụ tại các tỉnh phía Nam cần tạo ra sức mạnh toàn dân, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo để chung tay cùng cộng đồng chống dịch. 

Huy động nguồn lực của các tôn giáo tham gia phòng, chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, các cán bộ, công chức Ban Tôn giáo Chính phủ tăng cường thực hiện nhiệm vụ tại các tỉnh phía Nam cần tạo ra sức mạnh toàn dân, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo để chung tay cùng cộng đồng chống dịch. 

Tổng LĐLĐVN ban hành các chính sách rất sớm để chăm lo cho đoàn viên, NLĐ

HÀ ANH CHIẾN |

Chiều ngày 27.8, trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính phủ với tỉnh Đồng Nai về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, ông Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương về những kết quả trong việc chăm lo cho đoàn viên và người lao động trong thời gian qua. 

Huy động nguồn lực của các tôn giáo tham gia phòng, chống dịch COVID-19

Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, các cán bộ, công chức Ban Tôn giáo Chính phủ tăng cường thực hiện nhiệm vụ tại các tỉnh phía Nam cần tạo ra sức mạnh toàn dân, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo để chung tay cùng cộng đồng chống dịch. 

Huy động nguồn lực của các tôn giáo tham gia phòng, chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, các cán bộ, công chức Ban Tôn giáo Chính phủ tăng cường thực hiện nhiệm vụ tại các tỉnh phía Nam cần tạo ra sức mạnh toàn dân, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo để chung tay cùng cộng đồng chống dịch.