Sửa đổi Luật Đất đai: Khơi thông điểm nghẽn, mở ra không gian phát triển

Vương Trần |

Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 là vấn đề được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm, kỳ vọng vào các quyết sách của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, 5 và thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Gửi gắm nhiều kỳ vọng

Chiều 13.11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Báo Đại biểu nhân dân tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đại biểu Quốc hội về một số nội dung quan trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai và Tổng Biên tập Báo Đại biểu nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Trưởng đoàn, Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cho biết, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình 3 kỳ họp. Ngày mai (14.11) trên diễn đàn nghị sự, Quốc hội sẽ lần đầu tiên thảo luận toàn thể về dự thảo Luật này.

“Sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 là một sự kiện pháp lý đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân, với cộng đồng doanh nghiệp cũng như sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước đang rất quan tâm và gửi gắm nhiều kỳ vọng, mà chúng ta sẽ được lắng nghe trong hội thảo này”, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu.

Sửa đổi Luật Đất đai nhận được nhiều sự quan tâm của người dân
Sửa đổi Luật Đất đai nhận được nhiều sự quan tâm của người dân

Phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 là vấn đề được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm, kỳ vọng vào các quyết sách của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, 5 và thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Yêu cầu quan trọng đặt ra đối với việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai năm 2013 là phải bám sát và thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

Trong đó, chú trọng triển khai thực hiện 8 nhóm nội dung về hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, Chính phủ với sự tham mưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực, khẩn trương, tích cực chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Từ đó đến nay, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội tổ chức nhiều cuộc làm việc, hội thảo chuyên sâu để tham vấn ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia và cả một số đối tượng thụ hưởng chính sách về các nội dung sửa đổi Luật Đất đai.

Khơi thông điểm nghẽn, mở ra không gian phát triển

Tại Hội thảo các đại biểu thống nhất cho rằng, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, tư liệu sản xuất cơ bản, là không gian phát triển và là nguồn lực to lớn của đất nước. Trong thời gian qua, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý, sử dụng đất đai đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình tổ chức thi hành Luật đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế; nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ và bền vững; việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; suy thoái, ô nhiễm, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng…

 
 Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực

Những tồn tại, bất cập nêu trên có nguyên nhân do hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu phát triển của đất nước; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan chưa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ; giá đất chưa phản ánh thực tế thị trường; việc thực hiện pháp luật về đất đai có lúc, có nơi còn chưa nghiêm...

Tán thành với việc sửa đổi Luật Đất đai, các ý kiến tại hội thảo cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Các đại biểu cũng đã trao đổi các vấn đề như: Giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng  khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa đất nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao"; những bất cập của Luật Đất đai hiện hành phải đặt trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật chung; vấn đề định giá đất; tính thống nhất của các dự thảo Luật Đất đai; kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)...

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Sửa đổi Luật Hợp tác xã: Để kinh tế tập thể làm tốt sứ mệnh lịch sử

Vương Trần |

Việc sửa đổi Luật Hợp tác xã tại Kỳ họp 4, Quốc hội khoá XV nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định về kinh tế tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng và nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống các thành viên của tổ chức kinh tế tập thể, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tập thể, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Tinh thần thượng tôn pháp luật phải trở thành chuẩn mực trong xã hội

PV |

Tối 6.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2022. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại buổi lễ.

Không đồng tình với suy nghĩ cán bộ thà đứng trước Hội đồng kỷ luật

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (Điện Biên) nêu quan điểm không đồng tình với suy nghĩ của cán bộ “thà đứng trước hội đồng kỷ luật, còn hơn đứng trước hội đồng xét xử".

Sửa đổi Luật Hợp tác xã: Để kinh tế tập thể làm tốt sứ mệnh lịch sử

Vương Trần |

Việc sửa đổi Luật Hợp tác xã tại Kỳ họp 4, Quốc hội khoá XV nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định về kinh tế tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng và nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống các thành viên của tổ chức kinh tế tập thể, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tập thể, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Tinh thần thượng tôn pháp luật phải trở thành chuẩn mực trong xã hội

PV |

Tối 6.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2022. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại buổi lễ.

Không đồng tình với suy nghĩ cán bộ thà đứng trước Hội đồng kỷ luật

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (Điện Biên) nêu quan điểm không đồng tình với suy nghĩ của cán bộ “thà đứng trước hội đồng kỷ luật, còn hơn đứng trước hội đồng xét xử".