Sóc Trăng nghe báo cáo về việc khởi động siêu cảng biển

PHƯƠNG ANH |

Ngày 6.1, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng có buổi làm việc với các đơn vị có liên quan để nghe báo cáo nghiên cứu tiền khả thi xây dựng Cảng biển Trần Đề, thuộc Cảng biển Sóc Trăng.

Tại buổi làm việc, đại diện đơn vị tư vấn trình bày báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Trần Đề thuộc Cảng biển Sóc Trăng.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng biển Sóc Trăng được phân loại là Cảng biển loại III, thuộc nhóm cảng biển số 5, quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt khi hình thành cảng cửa ngõ Vùng ĐBSCL tại Trần Đề.

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng nghe đơn vị tư vấn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cảng biển Trần Đề. Ảnh: Phương Anh
Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng nghe đơn vị tư vấn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cảng biển Trần Đề. Ảnh: Phương Anh

Ngày 24.7.2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 886 phê duyệt Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, xác định một trong những nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải là kêu gọi đầu tư khu bến cảng Trần Đề, giai đoạn khởi động với nhu cầu vốn lên đến 50.000 tỉ đồng.

Mục tiêu xây dựng bến cảng cửa ngõ Vùng ĐBSCL tại Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp cho toàn vùng, tăng cường kết nối, giảm chi phí vận tải logistic và khối lượng hàng hóa tiếp chuyển lên các cảng biển Đông Nam Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Vùng ĐBSCL.

Từ sự cần thiết của dự án, đơn vị tư vấn đưa ra phương án cho tổng diện tích quy hoạch là 1.082 ha đến năm 2028 và năm 2050 là 4.435 ha. Trong đó, bến cảng ngoài khơi là 81,6 ha vào năm 2028 và nâng lên 435 ha vào năm 2050. Đối với khu dịch vụ hậu cần và logistics, đơn vị tư vấn đưa ra diện tích 1.000 ha vào năm 2028 và năm 2050 là 4.000 ha.

Ngoài ra, Dự án còn có cầu cảng, bến ngoài khơi, bến tiếp chuyển trong bờ kè chắn sóng và cầu vượt biển dài gần 18 km.

Tổng mức đầu tư sơ bộ đến giai đoạn hoàn thành là 153.896 tỉ đồng nếu cát được khai thác tại mỏ và 186.365 tỉ đồng theo giá cát thị trường.

Đối với hiện trạng sử dụng đất tại khu vực dự án, đơn vị tư vấn cho rằng cần hơn 2.482 ha đất lấn biển, hơn 462 ha đất rừng phòng hộ, đất sông ngòi, kênh rạch trên 440 ha, ngoài ra còn có các loại đất khác như đất nông thôn, nuôi trồng thủy sản, trồng cây hằng năm...

Trên cơ sở báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, đơn vị tư vấn đề nghị tỉnh cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá, đấu thầu.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng - nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực ĐBSCL và kỳ vọng lớn của tỉnh Sóc Trăng khi triển khai dự án này.

"Địa phương xác định nhiều việc trọng tâm của cảng Trần Đề với quyết tâm thực hiện cho bằng được", ông Mẫn nói.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Phương Anh
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Phương Anh

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho rằng quá trình thực hiện những bước khởi động của Dự án đã có kết nối với quy hoạch quốc gia về cảng biển quốc gia, quy hoạch vùng…

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu nhấn mạnh đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu. Quá trình thực hiện phải nghiên cứu kỹ quy định pháp luật, tránh những rủi ro không đáng có, nếu có khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền thì kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị đơn vị tư vấn phối hợp các sở, ngành có liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu trình Hội đồng nhân dân tỉnh vào tháng 6.2024, sau đó, UBND tỉnh hoặc thông qua Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Sóc Trăng xây hơn 1.700 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

PHƯƠNG ANH |

Từ nguồn kinh phí vận động được, Ban vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện hỗ trợ xây dựng 1.710 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo.

Hàng trăm hộ nghèo ở Sóc Trăng có được nhà mới

PHƯƠNG ANH |

Chiều ngày 24.11, 120 căn nhà Đại đoàn kết do Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Sóc Trăng tài trợ đã được bàn giao cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Theo TTXVN |

Sóc Trăng là địa phương có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Sóc Trăng xây hơn 1.700 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

PHƯƠNG ANH |

Từ nguồn kinh phí vận động được, Ban vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện hỗ trợ xây dựng 1.710 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo.

Hàng trăm hộ nghèo ở Sóc Trăng có được nhà mới

PHƯƠNG ANH |

Chiều ngày 24.11, 120 căn nhà Đại đoàn kết do Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Sóc Trăng tài trợ đã được bàn giao cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Theo TTXVN |

Sóc Trăng là địa phương có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.