Quảng Nam sắp xếp dân cư giúp đồng bào thiểu số thoát nghèo bền vững

Hoàng Bin |

Sau 6 năm thực hiện đề án sắp xếp dân cư, những ngôi làng được tái định cư ở miền núi Quảng Nam không chỉ an toàn trước thiên tai mà đời sống vật chất, tinh thần của bà con đã thay đổi theo hướng tích cực.

Những năm trước, cứ đến mùa mưa lũ, hơn 60 hộ dân ở làng Abaanh II, xã Tr’Hy, huyện biên giới Tây Giang luôn nơm nớp lo sợ lũ quét, nhà cửa thường xuyên bị lũ cuốn trôi.

Từ nguồn vốn chương trình sắp xếp dân cư miền núi của tỉnh Quảng Nam, chính quyền xã Tr’Hy đã chọn đất, dựng làng mới. Sau 3 năm, người dân đã yên tâm sinh sống ổn định tại khu tái định cư.

Ông Ríah Nứa (58 tuổi) làng Abaanh II, xã Tr’Hy chia sẻ: “Trước đây mưa bão đe dọa thường xuyên, dân làng rất lo sợ. Bây giờ thì được Nhà nước hỗ trợ cho bà con chỗ ăn ở, sinh sống ổn định, trạm xá ở gần nên khi đau ốm cũng không còn lo nữa”.

Ông Lê Hoàng Linh - Bí thư Đảng ủy xã Tr’Hy, huyện Tây Giang - cho biết, từ năm 2017, thực hiện đề án sắp xếp dân cư miền núi của HĐND tỉnh Quảng Nam, mỗi hộ dân được hỗ trợ mặt bằng và kinh phí 120 triệu đồng để mua sắm vật liệu và các công trình phụ trợ.

“Người dân được chọn đất lập làng, (thông qua việc xin ý kiến già làng), được chọn mẫu nhà phù hợp với truyền thống văn hóa của bà con. Đây là chủ trương ý Đảng hợp với lòng dân, chính sự đồng thuận của người dân khiến các chính sách triển khai rất thuận lợi” - ông Linh nói.

Đến nay, toàn huyện Tây Giang đã ổn định chỗ ở cho 4.690 hộ dân với 19.000 nhân khẩu, tỉ lệ khu dân cư có đường giao thông nội vùng đạt hơn 98%; tỉ lệ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 98%; thôn có điện lưới quốc gia...

Ngày cuối tháng 9.2023, chúng tôi đặt chân đến ngôi làng Bằng La, nơi tái định cư của 39 hộ dân B'Nông sau trận sạt lở kinh hoàng ở nóc Ông Đề và khu dân cư Tắk Pák, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My hồi tháng 10.2020, khiến hàng chục người thiệt mạng và mất tích.

Ở ngôi làng mới, chị Hồ Thị Nan được Nhà nước cấp đất, đơn vị hảo tâm xây nhà. Sau gần 3 năm, sự quan tâm của chính quyền địa phương và sẻ chia của cộng đồng đã phần nào giúp chị nguôi dần nỗi đau mất người thân.

Ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My - cho biết, điều đáng quý là diện tích xây dựng làng mới Bằng La có được là nhờ hàng chục hộ dân Cadong đã tự nguyện hiến gần 10ha đất, cho những người anh em B’Nong có nơi lập làng mới.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết, chủ trương của tỉnh khi sắp xếp dân cư là phải đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân. Điều thứ 2 là phải có sinh kế cho người dân, để người dân có thu nhập cao hơn khi được sắp xếp. Do đó, quy hoạch dân cư miền núi đã đáp ứng được 2 tiêu chí phòng, chống thiên tai và giảm nghèo bền vững.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Đồng bào Công giáo Cần Thơ tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Ái Vân |

Đồng bào Công giáo phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, tích cực lao động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Tìm giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer

Thanh Hà |

Ngày 19.9, tại quận Ô Môn, Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia khu vực IV, Trường Đại học Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội thảo Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo TTXVN.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Theo TTXVN |

Sóc Trăng là địa phương có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Khởi sắc trên vùng quê cách mạng của đồng bào Khmer

Theo TTXVN |


Sóc Trăng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc Khmer nhất cả nước, chiếm gần 31% dân số. Qua hai cuộc kháng chiến giành độc lập thống nhất đất nước, đồng bào Khmer Sóc Trăng một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ tham gia cách mạng.

Đồng bào Công giáo Cần Thơ tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Ái Vân |

Đồng bào Công giáo phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, tích cực lao động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Tìm giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer

Thanh Hà |

Ngày 19.9, tại quận Ô Môn, Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia khu vực IV, Trường Đại học Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội thảo Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo TTXVN.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Theo TTXVN |

Sóc Trăng là địa phương có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Khởi sắc trên vùng quê cách mạng của đồng bào Khmer

Theo TTXVN |


Sóc Trăng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc Khmer nhất cả nước, chiếm gần 31% dân số. Qua hai cuộc kháng chiến giành độc lập thống nhất đất nước, đồng bào Khmer Sóc Trăng một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ tham gia cách mạng.