Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Tạo động lực, cơ hội để bứt phá

PHẠM ĐÔNG |

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, trong đó nhấn mạnh việc “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” - đây là vấn đề then chốt để đưa đất nước phát triển trong thời gian tới. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, đất nước luôn cần những người lãnh đạo, người đứng đầu có năng lực phẩm chất, có năng lực quản trị tốt nhằm góp phần đưa đất nước phát triển.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ cấp bách

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Đại biểu Bùi Văn Phương - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình cho biết, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một vấn đề được dư luận quan tâm và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi trình độ phát triển xã hội đòi hỏi một nguồn nhân lực phù hợp. Khi đó, nhiệm vụ cấp bách là đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu hội nhập như có kỹ năng, giỏi nghề, đảm nhận vai trò chế tạo, sử dụng được công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có thực tiễn khác biệt, có những điểm không đồng đều giữa chỉ số phát triển nguồn nhân lực với chỉ số phát triển kinh tế của các địa phương.

Đóng góp ý kiến vào vấn đề này, ông Phương cho rằng muốn được hưởng lợi thì phải đầu tư. Trong đó, DN và cơ sở đào tạo của các trường là 2 đơn vị phải đi đầu trong vấn đề này. Giáo dục đại học cần có nền tảng và tiên phong để thực thi chính sách phồn vinh của đất nước. Việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý thì trước hết phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Cần phát huy tối đa các nguồn lực, chú trọng phát triển năng lực sáng tạo trong nhà trường, phát triển trường học ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội đi đôi với tăng cường quản lý chất lượng.

Muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải thông qua công tác quy hoạch, bổ nhiệm, thi tuyển và đãi ngộ. Chính điều này sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực, bền vững về mặt số lượng và chất lượng cũng như sự phân bổ hợp lý nguồn nhân lực này. Để thu hút, trọng dụng nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao, việc đãi ngộ là một nội dung cần được chú trọng bởi việc sắp xếp cán bộ đúng chuyên môn, phát huy được khả năng của cá nhân, có chế độ lương thưởng thỏa đáng sẽ giúp họ có thể yên tâm, có điều kiện toàn tâm, toàn ý cho công việc.

Lãnh đạo càng giỏi thì đất nước càng phát triển

Cùng nói về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao là đội ngũ những người lao động có trình độ cao, nắm vững khoa học công nghệ, đặc biệt làm chủ được khoa học công nghệ trong điều kiện công nghệ 4.0 hiện nay. Khi chất lượng được nâng cao, được đào tạo nhằm chuyển biến năng xuất lao động. Mỗi một ngành cần có lao động giỏi mới nâng cao năng lực được, kể cả nông nghiệp. Mỗi địa phương, mỗi ngành nghề tùy theo đặc thù, đặc điểm riêng để lựa chọn giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng nhân lực, để mình làm chủ được việc thu hút nhân lực, lao động phổ thông cho những công ty trong nước.

Đào tạo nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý, chúng ta cần phải chú ý hơn nữa, vì lãnh đạo càng giỏi thì đất nước càng phát triển. Nhưng muốn đào tạo được nguồn nhân lực này, cần đào tạo khoa học lãnh đạo quản lý, ai muốn làm quản lý phải học qua chương trình này như các nước trên thế giới vẫn hay làm. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, cần xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội. Các cấp ủy đảng, chính quyền phải coi việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, cần quan tâm đầu tư thích hợp...

Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phải xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Cần thường xuyên điều tra, khảo sát về nhân lực và chất lượng nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp, địa phương và cả nước để tuyển chọn. Bởi theo Nghị quyết Đại hội XIII, điểm mấu chốt trong giai đoạn phát triển mới hiện nay là là ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý. Với sự phát triển của đất nước, chất lượng đội ngũ lãnh đạo quản lý luôn là vấn đề quyết định. Giai đoạn nào cũng cần những người lãnh đạo, người đứng đầu có năng lực phẩm chất, có năng lực quản trị tốt nhằm góp phần đưa đất nước phát triển. Có lãnh đạo đủ tâm, đủ tầm, phong trào sẽ đi lên và ngược lại.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, chất lượng nguồn nhân lực cao cấp là quản lý nhà nước, quản trị nhân lực. Ông Lợi cho rằng đó là đầu tàu, là nhân cốt để nước ta đổi mới sự tăng trưởng và phát triển đất nước. Đặc biệt, điều quan trọng là sự đổi mới tư duy của nhân lực lãnh đạo quản lý. Chính vì điều đó, Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định chủ trương ưu tiên phát triển nhân lực cho công tác lãnh đạo lãnh đạo quản lý là hết sức đúng đắn.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Mọi sáng kiến đều đáng quý

BẢO HÂN |

"Tất cả sáng kiến của đoàn viên, người lao động đều đáng quý. Không phải cứ sáng kiến mới, giá trị cao mới là quan trọng, vì sáng kiến nảy sinh trong quá trình lao động, bằng tình cảm, năng lực sáng tạo của mình, từ đó mang lại kết quả tốt hơn trong lao động sản xuất” - ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nói.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Định: Trước và sau khi ghi danh tầm nhân loại

BÙI QUANG THANH |

Nam Định là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn hiến và đấu tranh cách mạng, đất phát tích của vương triều Trần và nhiều danh tướng khác làm rạng danh sử sách non sông. Nam Định còn được coi là nơi phát sinh, hội tụ, lan tỏa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ/tứ phủ của người Việt, được UNESCO xét duyệt và ghi danh vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” vào tháng 12.2016.

Hưng Yên: Khách đi lễ phải khai báo y tế

HÀ ANH |

Từ ngày 10.3, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các khu di tích của tỉnh Hưng Yên đã mở cửa trở lại để đón khách thập phương. Và để phòng chống COVID-19, chính quyền địa phương đã triển khai các phương án phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Do đó, tại một số địa điểm tâm linh, khách đi lễ phải khai báo y tế, đeo khẩu trang, sử dụng nước diệt khuẩn…

Mọi sáng kiến đều đáng quý

BẢO HÂN |

"Tất cả sáng kiến của đoàn viên, người lao động đều đáng quý. Không phải cứ sáng kiến mới, giá trị cao mới là quan trọng, vì sáng kiến nảy sinh trong quá trình lao động, bằng tình cảm, năng lực sáng tạo của mình, từ đó mang lại kết quả tốt hơn trong lao động sản xuất” - ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nói.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Định: Trước và sau khi ghi danh tầm nhân loại

BÙI QUANG THANH |

Nam Định là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn hiến và đấu tranh cách mạng, đất phát tích của vương triều Trần và nhiều danh tướng khác làm rạng danh sử sách non sông. Nam Định còn được coi là nơi phát sinh, hội tụ, lan tỏa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ/tứ phủ của người Việt, được UNESCO xét duyệt và ghi danh vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” vào tháng 12.2016.

Hưng Yên: Khách đi lễ phải khai báo y tế

HÀ ANH |

Từ ngày 10.3, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các khu di tích của tỉnh Hưng Yên đã mở cửa trở lại để đón khách thập phương. Và để phòng chống COVID-19, chính quyền địa phương đã triển khai các phương án phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Do đó, tại một số địa điểm tâm linh, khách đi lễ phải khai báo y tế, đeo khẩu trang, sử dụng nước diệt khuẩn…