Hưng Yên: Khách đi lễ phải khai báo y tế

HÀ ANH |

Từ ngày 10.3, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các khu di tích của tỉnh Hưng Yên đã mở cửa trở lại để đón khách thập phương. Và để phòng chống COVID-19, chính quyền địa phương đã triển khai các phương án phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Do đó, tại một số địa điểm tâm linh, khách đi lễ phải khai báo y tế, đeo khẩu trang, sử dụng nước diệt khuẩn…

Ngày 10.3, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành công văn về việc tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội trong trại thái bình thường mới.

Theo đó, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các khu di tích, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở dịch vụ… trên địa bàn hoàn thiện, triển khai hiệu quả phương án phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Dịp cuối tuần (ngày 13-14.3), lại đúng vào ngày đầu tháng 2 âm lịch (năm Tân Sửu 2021) tọa lạc tại đường Bãi Sậy, (phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên) – Đền Mẫu (hay còn được gọi là Hoa Dương Linh Từ) được nhiều du khách du khách thập phương về thăm quan, chiêm bái, cầu mong những điều tốt lành, hạnh phúc…

Đền Mẫu tọa lạc trên vùng đất rộng gần 3.000m2, phía trước là hồ bán nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng. Đền thờ bà Dương Quý Phi của triều Tống Trung Hoa, đây là điểm khác biệt hiếm thấy trong các ngôi đền cổ của người Việt.

Khai báo y tế là việc cung cấp những thông tin về sức khỏe, bao gồm thông tin cá nhân, tình hình sức khỏe... của du khách. Ảnh: Hà Anh
Khai báo y tế là việc cung cấp những thông tin về sức khỏe, bao gồm thông tin cá nhân, tình hình sức khỏe... của du khách. Ảnh: Hà Anh

Để phòng chống COVID-19, ban quản lý các khu di tích của thành phố Hưng Yên đã đề cao cảnh giác, yêu cầu các du khách tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, coi thường dịch bệnh, tự giác thực hiện thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế…

Ban Quản lý Đền Mẫu yêu cầu du khách phải sử dụng nước diệt khuẩn trước khi vào Đền. Ảnh: Hà Anh
Ban Quản lý Đền Mẫu yêu cầu du khách phải sử dụng nước diệt khuẩn trước khi vào Đền. Ảnh: Hà Anh

Do đó, trước khi vào đi lễ tại Đền Mẫu, các đoàn khách bắt buộc phải khai báo y tế, đeo khẩu trang, dùng nước sát khuẩn… được đặt ngay tại cổng Đền.

Du khách vào Đền Mẫu bắt buộc phải đeo khẩu trang. Ảnh: Hà Anh
Du khách vào Đền Mẫu bắt buộc phải đeo khẩu trang. Ảnh: Hà Anh

Anh Trịnh Văn Hà (Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) một trong nhiều du khách đi lễ tại Đền Mẫu chia sẻ, khai báo y tế là việc cung cấp những thông tin về sức khỏe của bản thân, bao gồm thông tin cá nhân, tình hình sức khỏe, có xuất hiện triệu chứng bệnh hay không, có tiếp xúc với người bệnh, người nghi ngờ nhiễm bệnh hay có đi về từ vùng dịch không… Căn cứ vào những thông tin trên, cơ quan y tế dễ dàng nắm bắt được tình trạng sức khỏe, kịp thời liên lạc và theo dõi diễn biến sức khỏe của mỗi người dân. Nhằm phát hiện bệnh kịp thời để tránh việc lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.

Nhiều du khách tuân thủ việc đeo khẩu trang trong khi lễ bái tại Đền Mẫu. Ảnh: Hà Anh
Nhiều du khách tuân thủ việc đeo khẩu trang trong khi lễ bái tại Đền Mẫu. Ảnh: Hà Anh

Anh Hà cho rằng, dịch COVID-19 đã cơ bản được khống chế tại nước ta, tuy nhiên, sự tự giác của mỗi tổ chức, cá nhân là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Hơn lúc nào khác, mỗi người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của mình trong việc phòng chống dịch để bảo vệ chính mình cũng như cộng đồng, nhất là sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, xí nghiệp, học sinh, sinh viên và người dân đi làm, đi học trở lại, các hoạt động tham quan, du lịch đầu năm…

Ban quản lý di tích Đền Mẫu đã thực hiện phân luồng cửa vào - cửa ra để đảm bảo an toàn cho du khách. Ảnh: Hà Anh
Ban quản lý di tích Đền Mẫu đã thực hiện phân luồng cửa vào - cửa ra để đảm bảo an toàn cho du khách. Ảnh: Hà Anh

“Chỉ cần tự giác bỏ ra vài phút khai báo y tế một cách trung thực, sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, giúp phân vùng ổ dịch và kịp thời cách ly. Thế nên, việc khai báo y tế tự nguyện là một trong những việc làm tích cực, nhằm thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh trước sự diễn biến phức tạp của COVID-19” - một cán bộ tiếp nhận phiếu khai báo y tế tại cửa Đền Mẫu có ý kiến.


HÀ ANH
TIN LIÊN QUAN

Mạo danh nhà chùa, trục lợi bạc tỉ: Lật tẩy chiêu trò bán vật phẩm tâm linh

NHÓM PV LAO ĐỘNG |

Với chiêu thức mạo danh nhà chùa, một nhóm đối tượng đã yêu cầu người dân phải nhận các vật phẩm tâm linh với giá từ vài trăm ngàn đồng đến tiền triệu. PV Báo Lao Động đã có nhiều tháng thâm nhập trong vai nhân viên và tận thấy chiêu trò lừa đảo, biến hóa đầy tinh vi của hình thức trục lợi tâm linh.

Mạo danh nhà chùa, trục lợi bạc tỉ: Bí ẩn nguồn gốc "data phong thủy"

Nhóm pv Lao động |

Để có được thông tin cá nhân của người dân, nhiều đối tượng đã lập ra các fanpage chuyên về tâm linh, bói toán. Từ đó đăng tải các bài viết kích thích người dân để lại thông tin. Đây chính là nguồn khách dồi dào cho hoạt động mạo danh nhà chùa, bán vật phẩm tâm linh dạng lừa đảo.

Đền chùa, di tích mở cửa trở lại: Vẫn còn nhiều người "quên" đeo khẩu trang

LAN ANH - THÙY DUNG |

Theo ghi nhận trong những ngày đầu mở cửa trở lại, các đình chùa, cơ sở tôn giáo nói chung và các di tích đã thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn một số người "quên" mang khẩu trang.

Mạo danh nhà chùa, trục lợi bạc tỉ: Lật tẩy chiêu trò bán vật phẩm tâm linh

NHÓM PV LAO ĐỘNG |

Với chiêu thức mạo danh nhà chùa, một nhóm đối tượng đã yêu cầu người dân phải nhận các vật phẩm tâm linh với giá từ vài trăm ngàn đồng đến tiền triệu. PV Báo Lao Động đã có nhiều tháng thâm nhập trong vai nhân viên và tận thấy chiêu trò lừa đảo, biến hóa đầy tinh vi của hình thức trục lợi tâm linh.

Mạo danh nhà chùa, trục lợi bạc tỉ: Bí ẩn nguồn gốc "data phong thủy"

Nhóm pv Lao động |

Để có được thông tin cá nhân của người dân, nhiều đối tượng đã lập ra các fanpage chuyên về tâm linh, bói toán. Từ đó đăng tải các bài viết kích thích người dân để lại thông tin. Đây chính là nguồn khách dồi dào cho hoạt động mạo danh nhà chùa, bán vật phẩm tâm linh dạng lừa đảo.

Đền chùa, di tích mở cửa trở lại: Vẫn còn nhiều người "quên" đeo khẩu trang

LAN ANH - THÙY DUNG |

Theo ghi nhận trong những ngày đầu mở cửa trở lại, các đình chùa, cơ sở tôn giáo nói chung và các di tích đã thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn một số người "quên" mang khẩu trang.