Những ngày thần tốc ứng dụng công nghệ thông tin từ cú hích COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Đại dịch COVID-19 đã tạo ra một cú hích mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các hoạt động chỉ đạo điều hành và các hoạt động của đời sống xã hội. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo thông suốt mọi hoạt động chỉ đạo, điều hành một cách nhanh nhất.

Thủ tướng kết nối trực tuyến với 9.043 xã, phường

Vừa qua, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch, kết nối tới toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, 705 quận, huyện, thị xã, 9.043 xã, phường, thị trấn trên cả nước, để đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp trọng tâm phòng chống dịch thời gian tới. Trước đó, ngay tại phòng làm việc của mình, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu thiết lập trung tâm chỉ huy điều hành kết nối với 2.594 điểm cầu ở các xã, phường, thị trấn ở 19 tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội.

Điểm đặc biệt, những cuộc họp này được kết nối trực tuyến tới tận cơ sở là xã, phường - với hàng nghìn điểm cầu. Đây chính là một trong những hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo chỉ huy thông suốt từ Trung ương tới cơ sở.

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến, kết nối với hơn 9.000 điểm cầu tại các xã, phường về phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến, kết nối với hơn 9.000 điểm cầu tại các xã, phường về phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh Nhật Bắc

Nhớ lại công việc những ngày qua, bà Nguyễn Thị Mai Dung - Phó Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương (Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT)) chia sẻ, đó là những ngày làm việc “thần tốc”, không ngừng nghỉ, thậm chí có nhiều đêm phải thức trắng của nhiều cán bộ lãnh đạo ở Cục Bưu điện Trung ương và các nhân sự ở đây để đảm bảo được việc kết nối với các điểm cầu được thông suốt. Từ các nhân sự lãnh đạo điều hành của Cục, nhân sự kỹ thuật, dữ liệu, hỗ trợ đã phải căng mình làm việc trong những ngày qua.

Sau 3 ngày, hệ thống họp trực tuyến kết nối tới các xã, phường, thị trấn của 19 tỉnh, thành phố phía Nam đã hoàn thành.
Sau 3 ngày, hệ thống họp trực tuyến kết nối tới các xã, phường, thị trấn của 19 tỉnh, thành phố phía Nam đã hoàn thành.

Đầu tiên, đó là nhiệm vụ đột xuất về việc xây dựng phòng chỉ huy điều hành để Thủ tướng có thể chỉ đạo trực tiếp lãnh đạo các, xã, phường, thị trấn. Chỉ sau 3 ngày khi được Thủ tướng giao, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, Cục Bưu điện Trung ương đã ngay lập tức phối hợp cùng 2 tập đoàn VNPT và Viettel cùng các UBND các địa phương triển khai ngay hệ thống thiết bị và hạ tầng phục chỉ đạo điều hành của Thủ tướng tới gần 2.600 điểm cầu.

Tiếp sau đó chỉ 3 ngày, vào ngày 5.9 đó là cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia kết nối lên tới hơn 9.000 điểm cầu ở tận xã, phường, thị trấn… Trước mỗi cuộc họp, tổ phục vụ lại phải kiểm tra tất cả các yếu tố, từ hạ tầng kỹ thuật, đường truyền, tín hiệu, âm thanh tới từng cấp tỉnh, huyện, xã.

“Chỉ khi cuộc họp kết thúc, tín hiệu kết nối âm thanh, hình ảnh và những chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ đến tận các xã, phường, qua đường truyền ổn định, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm” - bà Dung chia sẻ.

Cú hích COVID-19

Đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Theo Cục Viễn thông (Bộ TTTT), nhờ ứng dụng CNTT, đã có hơn 12.000 camera giám sát tại hơn 1.000 cơ sở cách ly. Các ứng dụng công nghệ trong việc thu thập thông tin phục vụ truy vết, khoanh vùng, phân tích dữ liệu phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Hàng tỉ bản tin nhắn sms được gửi tới với người dân, cập nhật và tuyên truyền kịp thời về những khuyến cáo trong phòng, chống dịch bệnh.

Cũng nhờ ứng dụng CNTT, hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) được thiết lập từ 30 bệnh viện trung ương tới hơn 1.600 cơ sở y tế tuyến dưới (100% cơ sở y tế tuyến huyện), góp phần xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến, các ca bệnh khó, trong đó có điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không cần chuyển lên tuyến trên.

Hệ thống khám chữa bệnh từ xa được thiết lập. Ảnh Nhật Bắc
Hệ thống khám chữa bệnh từ xa được thiết lập. Ảnh Nhật Bắc

Theo bà Nguyễn Thị Mai Dung - Phó Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương, đại dịch COVID-19 đã tạo ra một cú hích mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chỉ đạo điều hành và các hoạt động của đời sống xã hội.

Việc này góp phần vào lộ trình chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ điện tử, Chính phủ số diễn ra nhanh hơn. Việc ứng dụng CNTT sẽ từng bước được hoàn thiện và phục vụ hoạt động điều hành phát triển kinh tế - xã hội được tốt hơn. Những chỉ đạo từ Trung ương xuống tận cơ sở cũng được thông suốt, kịp thời hơn, bảo đảm tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian. Đặc biệt trong bối cảnh cấp bách của dịch bệnh, thì việc nhanh chóng, kịp thời này càng thêm ý nghĩa.

TS.Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển xã hội. Ảnh T.Vương
TS.Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển xã hội. Ảnh T.Vương

Theo TS.Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển xã hội, việc tổ chức những cuộc họp trực tuyến với quy mô lớn như vừa qua thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là một điểm mới trong việc ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành để đảm bảo mọi chỉ đạo được thông suốt, cụ thể.

TS Hồng cho rằng, việc ứng dụng công nghệ để có thể tổ chức các cuộc họp như vậy, tiết kiệm được ngân sách, đặc biệt là rất hiệu quả. Không chỉ Chính phủ, mà các địa phương càng cần phải duy trì cách làm này để thông tin luôn được cập nhật một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất. Đặc biệt trong những hoàn cảnh khẩn cấp, việc tổ chức họp như vậy đảm bảo cho lãnh đạo cơ quan đầu não, cơ quan xây dựng chiến lược nắm được thông tin cập nhật và đầy đủ. Thông tin được truyền đi một cách chính xác, kịp thời, không bị “tam sao, thất bản”.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”

TƯỜNG MINH - PHẤN ĐẤU |

Quyết định số 3089/QĐ-TLĐ ngày 24.8.2021 về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” của Tổng LĐLĐ Việt Nam đang được các cấp công đoàn triển khai tích cực. Dù điều kiện giãn cách tại các địa phương gây không ít khó khăn, nhưng đến nay, số tiền chi đã đạt hơn 30 tỉ đồng với mức 1 triệu đồng/người. Các CĐ cơ sở đã lập danh sách hàng trăm nghìn lao động diện thụ hưởng để tiếp tục hỗ trợ trong thời gian tới.

Về những bản tuyên ngôn bất hủ khẳng định chủ quyền đất nước

HOÀNG KHÔI |

Những ngày tháng Chín hằng năm, vào dịp Quốc Khánh chúng ta thường nhắc tới bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945. Đó là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn tuyên bố chấm dứt chế độ thuộc địa phong kiến ở nước ta và mở ra kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Người lao động đứng về phía các anh chị!

NGUYỄN HOÀNG NAM - GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC, CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN KHẢI MINH |

Sau nhiều năm đồng hành với người lao động, tôi may mắn được biết tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tôi bắt đầu nhìn thấy những điều tốt đẹp đằng sau tường rào nhà máy. Tôi bắt đầu có được niềm tin vào tương lai tốt đẹp của người lao động khi được gặp, được làm việc cùng những cán bộ công đoàn cống hiến bằng cả tấm lòng và nhiệt huyết...

Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”

TƯỜNG MINH - PHẤN ĐẤU |

Quyết định số 3089/QĐ-TLĐ ngày 24.8.2021 về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” của Tổng LĐLĐ Việt Nam đang được các cấp công đoàn triển khai tích cực. Dù điều kiện giãn cách tại các địa phương gây không ít khó khăn, nhưng đến nay, số tiền chi đã đạt hơn 30 tỉ đồng với mức 1 triệu đồng/người. Các CĐ cơ sở đã lập danh sách hàng trăm nghìn lao động diện thụ hưởng để tiếp tục hỗ trợ trong thời gian tới.

Về những bản tuyên ngôn bất hủ khẳng định chủ quyền đất nước

HOÀNG KHÔI |

Những ngày tháng Chín hằng năm, vào dịp Quốc Khánh chúng ta thường nhắc tới bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945. Đó là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn tuyên bố chấm dứt chế độ thuộc địa phong kiến ở nước ta và mở ra kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Người lao động đứng về phía các anh chị!

NGUYỄN HOÀNG NAM - GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC, CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN KHẢI MINH |

Sau nhiều năm đồng hành với người lao động, tôi may mắn được biết tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tôi bắt đầu nhìn thấy những điều tốt đẹp đằng sau tường rào nhà máy. Tôi bắt đầu có được niềm tin vào tương lai tốt đẹp của người lao động khi được gặp, được làm việc cùng những cán bộ công đoàn cống hiến bằng cả tấm lòng và nhiệt huyết...