Những cách làm hay giữ chân công nhân lao động ở Long An

Kỳ Quan |

Tỉnh Long An đang phục hồi nhanh sản xuất trong điều kiện “bình thường mới” sau hơn 2 tháng tạm ngưng do dịch bệnh phức tạp. Đã không xảy ra thiếu hụt lao động, hầu hết CNLĐ đều sẵn sàng trở lại làm việc. Đó là kết quả của quan niệm xem CNLĐ là vốn quý nhất của doanh nghiệp, bảo toàn được lực lượng lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An – ông Nguyễn Văn Quí – cho biết, trong hơn 2 tháng ngừng việc do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp lớn trong tỉnh vẫn trả lương cho CNLĐ ở mức họ có thể tạm sống. Điển hình là Công ty TNHH ChinhLuh (KCN Thuận Đạo, huyện Bến Lức, khoảng 25 ngàn CNLĐ) đã trả lương cơ bản công phụ cấp (hơn 4 triệu đồng/người/tháng) cho CNLĐ trong thời gian tạm ngừng sản xuất. Nhờ vậy mà khi doanh nghiệp sản xuất trở lại, hầu hết CNLĐ đều sẵn sàng vào làm việc ngay.

Các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt khi trở lại sản xuất trong điều kiện “bình thường mới“. Ảnh: Kỳ Quan
Các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt khi trở lại sản xuất trong điều kiện “bình thường mới“. Ảnh: Kỳ Quan

Chủ tịch CĐCS Công ty Shilla Bags (huyện Đức Hòa) – ông Lê Công Lập – cho biết, trên 90% trong tổng số hơn 1.000 CNLĐ ở xa của doanh nghiệp đã “ở yên 1 chỗ” tại các khu nhà trọ trong thời gian giãn cách. Trong thời gian ấy, CĐCS công ty cùng với lãnh đạo doanh nghiệp đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ họ, cùng với các gói hỗ trợ của địa phương và Công đoàn cấp trên, giúp CNLĐ tạm sống trong giai đoạn khó khăn.

Khi doanh nghiệp hoạt động trở lại cuối tháng 9 vừa qua, hầu hết CNLĐ đã đăng ký trở lại làm việc. Một số CNLĐ còn lo ngại dịch bệnh lây lan, doanh nghiệp đã cam kết lo chữa trị toàn bộ nếu chẳng may có CNLĐ nào bị F0. Cùng với đó, việc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được chia nhỏ tối đa, để khi chẳng may có ca F0, đơn vị có thể khoanh vùng, không chế dịch ở phạm vi rất hẹp, giúp bảo vệ CNLĐ, mà doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sản xuất bình thường. Những điều đó đã làm an lòng tất cả CNLĐ.

Tại Công ty May xuất khẩu Long An (TP.Tân An), một trong những việc làm đầu tiên khi trở lại sản xuất “bình thường mới” là làm các thủ tục cần thiết để CNLĐ sớm nhận các gói hỗ trợ của Nhà nước, giúp họ có thêm phần thu nhập trang trải sau thời gian khó khăn do dịch bệnh. Việc tuy nhỏ, nhưng thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp tới CNLĐ, giúp họ thêm gắn bó với doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Quí, đã có gần 1.000 doanh nghiệp đã trở lại hoạt động “bình thường mới” ở Long An nhưng chưa ghi nhận trường hợp khó khăn do mất CNLĐ. Trong đợt “về quê” ồ ạt của CNLĐ những ngày đầu tháng 10 vừa qua, tỉnh Long An ghi nhận chỉ có hơn 1.000 CNLĐ “về quê”, chiếm chưa tới 1% CNLĐ ở xa. Một phần do doanh nghiệp, địa phương và tổ chức Công đoàn hết lòng hỗ trợ CNLĐ trong lúc khó khăn; một phần do lúc đó nhiều doanh nghiệp ở Long An đã hoạt động trở lại (từ 21.9), CNLĐ đã có việc làm ổn định trong các doanh nghiệp, nên không bị “cuốn” vào chuyện “về quê”.

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam chia sẻ khó khăn cùng người dân

THANH CHUNG |

Trong những năm qua, ngoài công tác tuyên truyền những giá trị xã hội, nét đẹp của đồng bào, về đạo đức, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam còn thường xuyên đến từng nhà tặng quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam chia sẻ khó khăn cùng người dân

THANH CHUNG |

Trong những năm qua, ngoài công tác tuyên truyền những giá trị xã hội, nét đẹp của đồng bào, về đạo đức, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam còn thường xuyên đến từng nhà tặng quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.