Nhiều người ở Lâm Đồng chọn xuất khẩu lao động để lập thân, lập nghiệp

PHAN TUẤN |

Hiện nay, nhiều bạn trẻ ở Lâm Đồng đang có xu hướng chọn kênh xuất khẩu lao động để làm hành trang lập thân, lập nghiệp.

Nhiều thanh niên hào hứng xuất khẩu lao động

Mới đây, Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng đã tổ chức lễ xuất cảnh chương trình lao động thời vụ đợt 1, năm 2023 cho 34 lao động trong tỉnh sang thành phố Jeong-eup, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc làm việc.

Thời gian làm việc tại Hàn Quốc sẽ kéo dài 5 tháng, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Mỗi lao động có thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng. Đây là chương trình nằm trong thỏa thuận hợp tác giữa Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng với Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thành phố Jeong-eup.

Để đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn đi làm việc thời vụ, 34 lao động đã trải qua 2 tháng học ngoại ngữ, văn hóa và chuẩn bị hồ sơ. Nhiều bạn trẻ khi tham gia chương trình này đều bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi.

“Tôi sang Hàn Quốc làm việc, trước hết là để kiếm tiền lo cho gia đình. Tuy nhiên, mục đích quan trọng hơn là muốn học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ làm nông nghiệp tiên tiến ở đất nước bạn để có thể áp dụng, phát triển sau này khi về nước” - anh Nguyễn Văn Trung, ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

Nhiều lao động chuẩn bị hành trang qua Hàn Quốc làm việc. Ảnh: Việt Quỳnh
Nhiều lao động chuẩn bị hành trang qua Hàn Quốc làm việc. Ảnh: Việt Quỳnh

Vẫn còn nhiều cơ hội việc làm mới

Hiện Trung tâm Dịch vụ Việc làm Lâm Đồng đang tiếp tục tuyển chọn lao động làm việc tại Hàn Quốc đợt 2 trong tháng 7.2023, dự kiến với số lượng khoảng 70 người.

Ông Hoàng Trọng Vinh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Lâm Đồng cho biết, cùng với đơn hàng lao động đi Hàn Quốc, thị trường xuất khẩu lao động sang các nước Nhật Bản, Úc... cũng đang rất sôi động với nhiều lĩnh vực như dịch vụ nhà hàng, đầu bếp, công nhân công trình xây dựng...

Không chỉ có các công việc nêu trên mà các nước, khu vực lãnh thổ cũng đang cần nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thuận lợi là nền nông nghiệp công nghệ cao tại các nước này có nét tương đồng với thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Do đó, người lao động trong tỉnh có thể thích nghi nhanh và đáp ứng khá tốt yêu cầu của công việc.

Theo ông Vinh, triển khai đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một kênh giải quyết việc làm hiệu quả, mỗi năm đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho địa phương; góp phần đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động ở nông thôn và người nghèo.

Đa phần lực lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sau khi trở về nước đều có tay nghề, trình độ ngoại ngữ cao, tác phong làm việc công nghiệp. Với kinh nghiệm tích luỹ được, họ là nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ thị trường lao động của tỉnh, nhất là ngành Nông nghiệp công nghệ cao.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng khá lớn, còn chi phí để xuất khẩu lao động cũng đã giảm nhiều so với trước đây nên đã tạo nhiều cơ hội cho người lao động Lâm Đồng có thể tham gia.

Mặt khác, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng sẽ được hỗ trợ các chi phí, đào tạo nghề và hướng nghiệp. Từ đó, giúp họ dễ dàng tiếp cận hơn với các cơ hội làm việc tại nước ngoài để phát triển kinh tế gia đình.

Thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng sẽ chú trọng tiếp cận đơn hàng lao động có giá thành rẻ, hạn chế phát sinh thêm chi phí cho người lao động. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ bảo đảm thông tin minh bạch, kết nối toàn diện, khách quan, cố gắng trở thành địa chỉ tin cậy để các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động cũng như người lao động cùng nhau đồng hành.

"Người lao động luôn được duy trì sự kết nối với Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng. Đơn vị sẽ hỗ trợ giải quyết tất cả những vướng mắc, khó khăn hay sự cố từ lúc bắt đầu đến khi người lao động kết thúc thời gian làm việc, trở về nước" - Hoàng Trọng Vinh - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Lâm Đồng cho biết thêm.

PHAN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp nâng cao hiệu quả của thỏa ước lao động tập thể

QUẾ CHI |

Hiệu quả của thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là rất lớn, tuy nhiên việc đối thoại, thương lượng và kí kết TƯLĐTT, nhất là vấn đề tiền lương vẫn chưa thực sự được người sử dụng lao động và người lao động quan tâm.

Ổn định việc làm, tư tưởng người lao động

MAI DUNG |

Do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp gặp khó khăn, việc làm của người lao động tại Hải Phòng bị ảnh hưởng, giảm khoảng 12.000 lao động so với thời điểm cuối 2022.

Lao động nông thôn được học nghề phù hợp, từng bước nâng cao thu nhập

NGÔ TRÚC |

Thời gian qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã có nhiều chuyển biến tích cực, hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Giải pháp nâng cao hiệu quả của thỏa ước lao động tập thể

QUẾ CHI |

Hiệu quả của thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là rất lớn, tuy nhiên việc đối thoại, thương lượng và kí kết TƯLĐTT, nhất là vấn đề tiền lương vẫn chưa thực sự được người sử dụng lao động và người lao động quan tâm.

Ổn định việc làm, tư tưởng người lao động

MAI DUNG |

Do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp gặp khó khăn, việc làm của người lao động tại Hải Phòng bị ảnh hưởng, giảm khoảng 12.000 lao động so với thời điểm cuối 2022.

Lao động nông thôn được học nghề phù hợp, từng bước nâng cao thu nhập

NGÔ TRÚC |

Thời gian qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã có nhiều chuyển biến tích cực, hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.