Nâng cao thu nhập nhờ hoạt động làng du lịch cộng đồng

THANH TUẤN |

Nhiều làng du lịch cộng đồng ở tỉnh Kon Tum được thành lập với các hoạt động dịch vụ đa dạng, góp phần nâng cao đời sống, văn hóa cho cư dân bản địa.

Hiện Kon Tum đang thu hút khách du lịch với các làng cộng đồng như: Kon K’Tu, làng Kon Klor, làng Kon Jơ Dri (thành phố Kon Tum); Làng Kon Pring, Vi Rơ Ngheo (huyện Kon Plông); làng Kon Trang Long Loi (huyện Đăk Hà)…

Từ những ngôi làng xa xôi, nhờ được hướng dẫn cách làm du lịch gắn với trải nghiệm văn hóa truyền thống, người dân chung tay phục vụ du khách gần xa. Người dân làng du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa) tận dụng đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na để phát triển du lịch.

Một góc làng du lịch cộng đồng. Ảnh: Thanh Tuấn
Một góc làng du lịch cộng đồng. Ảnh: Thanh Tuấn

Làng đã chia ra 7 tổ phục vụ du khách tham quan, gồm tổ sản xuất thủ công mỹ nghệ, tổ cồng chiêng múa xoang, tổ ẩm thực... Trong đó, tổ sản xuất thủ công mỹ nghệ được du khách lựa chọn để trải nghiệm các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát của dân tộc Ba Na nơi đây.

Huyện Kon Plông là một trong những địa phương giàu bản sắc văn hóa, lại được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan tuyệt đẹp như: thác Pa Sỹ, hồ Đăk Ke. Làng du lịch lại rất thuận lợi vì ở gần trung tâm Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen và sở hữu cảnh quan thiên nhiên đặc trưng, hữu tình với đồi núi, rừng cây, sông suối hài hòa…

Đó chính là sức hút rất riêng, yếu tố quyết định để khu dân cư Kon Pring được chọn làm điểm xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông.

Nhờ du lịch, đời sống người dân được cải thiện nâng cao. Ảnh: Thanh Tuấn
Nhờ du lịch, đời sống người dân được cải thiện nâng cao. Ảnh: Thanh Tuấn

Làng Vi Rơ Ngheo đi vào hoạt động du lịch từ năm 2021 và được UBND tỉnh công nhận là làng du lịch cộng đồng vào tháng 4.2023. Trước đây, cuộc sống của đồng bào Xơ Đăng nơi đây chủ yếu nhờ vào làm rẫy, đời sống khó khăn. Từ khi tham gia làm du lịch cộng đồng, một số hộ dân có thêm thu nhập, cuộc sống ổn định hơn.

Nhờ phát triển du lịch cộng đồng, người dân dần tự ý thức trong bảo vệ môi trường sống, tự cải tạo cho ngôi nhà của gia đình, đường làng, ngõ xóm thêm sạch đẹp hơn, tích cực gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hóa, nghề truyền thống của dân tộc.

Năm 2024, tỉnh Kon Tum phấn đấu thu hút hơn 1 triệu lượt du khách đến tham quan, trong đó tập trung vào Măng Đen - “trái tim” du lịch của tỉnh và các làng du lịch cộng đồng.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Đồng bào Lự đổi đời nhờ phát triển du lịch cộng đồng

TÀO ĐẠT |

Nhờ chủ trương phát triển du lịch cộng đồng của chính quyền địa phương, cuộc sống của bà con đồng bào Lự ở Lai Châu đang “thay da đổi thịt” từng ngày.

Điện Biên thực hiện mục tiêu đón 1,3 triệu khách du lịch

Thanh Hà |

Dự kiến trong năm nay tại tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra gần 170 sự kiện cấp quốc gia và cấp tỉnh. Đây sẽ là cơ hội để Điện Biên thực hiện mục tiêu đón 1,3 triệu khách du lịch.

Phát huy di sản của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với du lịch cộng đồng

QUẢNG AN |

HUẾ - Ngày 10.10, tại huyện A Lưới, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin (VHTT) huyện A Lưới tổ chức trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới".

Đồng bào Lự đổi đời nhờ phát triển du lịch cộng đồng

TÀO ĐẠT |

Nhờ chủ trương phát triển du lịch cộng đồng của chính quyền địa phương, cuộc sống của bà con đồng bào Lự ở Lai Châu đang “thay da đổi thịt” từng ngày.

Điện Biên thực hiện mục tiêu đón 1,3 triệu khách du lịch

Thanh Hà |

Dự kiến trong năm nay tại tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra gần 170 sự kiện cấp quốc gia và cấp tỉnh. Đây sẽ là cơ hội để Điện Biên thực hiện mục tiêu đón 1,3 triệu khách du lịch.

Phát huy di sản của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với du lịch cộng đồng

QUẢNG AN |

HUẾ - Ngày 10.10, tại huyện A Lưới, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin (VHTT) huyện A Lưới tổ chức trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới".