Loạt sáng kiến độc đáo giúp chuyển đổi xanh tại ĐBSCL

Tùng Linh |

ĐBSCL - Ngày 15.11, Vòng Chung kết Cuộc thi Sáng kiến Mekong 2024 diễn ra sôi nổi tại Đồng Tháp, gắn với chủ đề “Chuyển đổi xanh - Phát triển bền vững”.

Cuộc thi diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần II - năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 136 dự án từ 18 địa phương trên cả nước. Ban Giám khảo lựa chọn 10 dự án xuất sắc vào vòng Chung kết.

Đáng chú ý, có dự án "Bộ sản phẩm xanh ENDOTA", được sản xuất 100% từ phụ phẩm nông nghiệp cụ thể là phụ phẩm từ chế biến Xoài, tạo ra dòng chế phẩm ECO-01 (phân bón lá) và ECO-02 (dung dịch đạm làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi); than không khói; giấm gỗ sinh học có tác dụng xua đuổi côn trùng, cải tạo đất...

Tác giả trình bày dự án
Các dự án nhằm hướng tới chuyển đổi xanh, phát triển bền vững ĐBSCL. Ảnh: Phong Linh

Dự án "Chuỗi giá trị tuần hoàn, giảm phát thải ngành thủy sản Alpha amin" đưa ra giải pháp phục vụ nuôi trồng thủy sản giảm phát thải, giảm ô nhiễm hữu cơ trong môi trường nước và chế biến sản phẩm Lạp xưởng ếch tươi Amin Pro. Dự án "NetZero Pallet" - tấm kê hàng (pallet) được làm hoàn toàn từ vỏ dừa, một loại phụ phẩm nông nghiệp phổ biến.

"Nghiên cứu sản phẩm bê tông xanh từ vật liệu tái chế dùng xỉ hàm lượng cao cho sàn hầm khối lớn" là dự án tập trung vào việc phát triển sản phẩm bê tông xanh từ vật liệu tái chế, đặc biệt là xỉ lò cao (GGBS), thay thế một phần xi măng trong hỗn hợp bê tông truyền thống, hướng tới giảm phát thải CO2, góp phần bảo vệ môi trường và tăng cường tính bền vững trong ngành xây dựng,...

Khách hàng tiếp cận sản phẩm từ Dự án
Khách hàng tiếp cận sản phẩm từ Dự án "Áo giáp hạt giống". Ảnh: Phong Linh

Dự án "Nông trại nghỉ dưỡng thuận thiên Việt Mekong farmstay" nhằm phát huy tiềm năng du lịch của Đồng Tháp và bảo tồn hệ sinh thái bản địa; Dự án "Áo giáp hạt giống" nhằm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, bảo vệ hạt giống phát triển tốt, tránh sâu bệnh gây hại, hướng đến bảo tồn và phát triển rừng.

Bà Lê Thị Kim Loan - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Trần Trí Quang – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng hoa cho tác giả của 10 dự án
Bà Lê Thị Kim Loan - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (bìa phải) và ông Trần Trí Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (bìa trái) tặng hoa cho tác giả của 10 dự án. Ảnh: Phong Linh

Theo Ban Tổ chức cuộc thi, các dự án vào vòng Chung kết năm nay đã mang đến sự phong phú cả về lĩnh vực lẫn chuyên môn, từ giải pháp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đến những sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ, chế biến tài nguyên bản địa và các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường.

Tại vòng Chung kết, các nhà đầu tư không chỉ mang đến những đánh giá thực tiễn, chuyên sâu mà còn mở ra cơ hội quý báu cho các bạn trẻ, giúp các sáng kiến tiềm năng tiếp cận nguồn lực cần thiết để phát triển.

Kết quả chung cuộc sẽ được công bố vào sáng mai (16.11), tại Chương trình phiên toàn thể Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II - năm 2024.

Tùng Linh
TIN LIÊN QUAN

Sử dụng Giỏ lễ xanh để giảm rác thải nhựa, hàng mã tại Côn Đảo

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Đến viếng Nghĩa trang Hàng Dương và các điểm di tích trên địa bàn huyện Côn Đảo, du khách sẽ được đội ngũ tình nguyện hướng dẫn sử dụng "Giỏ lễ xanh" để bảo vệ môi trường.

ĐBSCL gắn kết phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số

Theo TTXVN |

Ở phía Nam đất nước, Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 44 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 43 dân tộc thiểu số, chiếm gần 7,6% dân số toàn vùng. Việc gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc đã và đang được các địa phương quan tâm triển khai, tạo sự phát triển toàn diện, bền vững cho đồng bằng châu thổ.

Du lịch nông nghiệp ĐBSCL đứng trước thách thức

PHONG LINH |

Du lịch nông nghiệp là một trong những xu hướng du lịch nổi bật tại ĐBSCL trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế này vẫn đang đứng trước thách thức lớn.

Sử dụng Giỏ lễ xanh để giảm rác thải nhựa, hàng mã tại Côn Đảo

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Đến viếng Nghĩa trang Hàng Dương và các điểm di tích trên địa bàn huyện Côn Đảo, du khách sẽ được đội ngũ tình nguyện hướng dẫn sử dụng "Giỏ lễ xanh" để bảo vệ môi trường.

ĐBSCL gắn kết phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số

Theo TTXVN |

Ở phía Nam đất nước, Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 44 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 43 dân tộc thiểu số, chiếm gần 7,6% dân số toàn vùng. Việc gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc đã và đang được các địa phương quan tâm triển khai, tạo sự phát triển toàn diện, bền vững cho đồng bằng châu thổ.

Du lịch nông nghiệp ĐBSCL đứng trước thách thức

PHONG LINH |

Du lịch nông nghiệp là một trong những xu hướng du lịch nổi bật tại ĐBSCL trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế này vẫn đang đứng trước thách thức lớn.