Du lịch nông nghiệp ĐBSCL đứng trước thách thức

PHONG LINH |

Du lịch nông nghiệp là một trong những xu hướng du lịch nổi bật tại ĐBSCL trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế này vẫn đang đứng trước thách thức lớn.

Khởi sắc của đồng bằng

Du lịch nông nghiệp được xem là “mỏ vàng” của tài nguyên du lịch ĐBSCL. Sau đại dịch COVID-19, cùng với xu thế sống xanh, sạch, thân thiện với môi trường, du khách ưa chuộng các mô hình sinh thái, nhà vườn hơn, nhờ vậy mà du lịch nông nghiệp ĐBSCL cũng được hồi phục mạnh mẽ.

Theo thống kê, ước đến cuối năm 2022 tổng số khách đến ĐBSCL là 44.040.012 lượt, tăng 201,2% so với cùng kỳ năm 2021. Con số này cho thấy tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch ĐBSCL là loại hình du lịch nông nghiệp nói riêng.

Cũng phải nói, nếu trước đây, việc tham quan nông nghiệp tại khu vực này khá đơn điệu là xuống xuồng đi loanh quanh rồi lên bờ ăn uống và ra về, thì đến nay, câu chuyện này đã có nhiều chuyển biến. Hầu hết, người làm du lịch đang nỗ lực trong việc đổi mới sáng tạo hình thức để du khách hứng thú hơn.

Tại Cần Thơ, khu du lịch Cồn Sơn là một trong những địa điểm đi đầu đổi mới. Làm du lịch bè cá lâu năm tại đây, ông Bảy Bon (tên thật là Lý Văn Bon, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) chia sẻ, cùng với sự phát triển của du lịch, ông muốn người trải nghiệm sẽ được cung cấp kiến thức nhiều hơn chứ không đơn thuần là đi tham quan, ngắm nghía rồi ra về.

“Du khách đến bè cá Bảy Bon được nghe tôi thuyết trình chi tiết về những loài cá được nuôi trên sông Hậu, đặc biệt là những giống cá có nguy cơ tuyệt chủng trước tình hình ô nhiễm nguồn nước. Tôi khá nặng lòng với sông nước, do đó khi mở du lịch, tôi tâm niệm du lịch không chỉ là cuộc dạo chơi mà sẽ là nơi để người tham quan có được bài học nhân văn bảo vệ môi trường” - ông Bon chia sẻ.

Cùng với Cần Thơ, nhiều tỉnh, thành khác tại ĐBSCL cũng thay đổi cách thức tham quan nông nghiệp.

Tại khu du lịch cù lao An Bình (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), du khách sẽ được thuê xe đạp để trải nghiệm làm người nông dân cù lao, tham gia trò chơi mạo hiểm gắn với mô hình miền sông nước, cấm trại tại các khu miệt vườn. Còn tại một số khu du lịch ở Hậu Giang, du khách có thể tìm hiểu về quy trình trồng trọt, trải nghiệm trồng và thu hoạch rau... học dệt chiếu, đan đát từ các nghệ nhân của làng nghề truyền thống.

Gắn sản phẩm đặc trưng của địa phương vào du lịch

Nhìn chung, du lịch nông nghiệp ĐBSCL đã có nhiều đổi mới tích cực, song theo các chuyên gia, chuyển biến này vẫn chưa mấy khả quan vì còn nhiều điểm du lịch bị trùng lặp. Hầu hết, các cơ sở còn vướng mắc hạn chế khi chỉ chú trọng phát triển du lịch miệt vườn, ít chịu khó đầu tư sản phẩm du lịch mang tính riêng biệt.

Để gỡ rối bài toán khó trên, ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long cho biết, bên cạnh phát huy lợi thế sông nước miệt vườn sẵn có, thời gian tới, Vĩnh Long sẽ phát triển sản phẩm du lịch làng nghề trên nền “Di sản đương đại Mang Thít”.

Trước mắt thực hiện các phần việc phục vụ nhiệm vụ lập quy hoạch, phân khu chức năng, kêu gọi đầu tư. Sau đó sẽ đẩy mạnh truyền thông xây dựng hình ảnh “vương quốc gạch gốm đỏ huyền thoại” đặc thù và duy nhất trên dải đất chữ S, tạo dấu ấn khác biệt và gia tăng sự hào hứng tìm hiểu, tham quan của khách du lịch mọi miền.

Riêng tại thành phố Cần Thơ, du lịch nông nghiệp không còn phát triển những vườn cây sinh thái theo kiểu truyền thống mà đã đi vào khai thác, phát triển du lịch kết hợp với nông nghiệp công nghệ cao như các mô hình Cần Thơ Farm, Xà No Farm.

Ðề án “Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn TP.Cần Thơ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” và ngành du lịch địa phương cũng đang được thành phố tham mưu để xây dựng nghị quyết riêng với những định hướng cụ thể phát triển cho hoạt động du lịch nông nghiệp.

Du lịch ÐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là về sản phẩm du lịch. Ðây cũng là vấn đề then chốt cần được quan tâm và tháo gỡ để từng bước làm mới diện mạo và thúc đẩy sự phát triển du lịch vùng. 

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn du lịch Việt Nam 2022

MAI CHÂU - MAI HƯƠNG |

Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15.3.2022; Du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ, đạt trên 100 triệu lượt khách, vượt qua các dự báo; Quảng bá, xúc tiến du lịch qua Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc là những sự kiện Du lịch nằm trong những sự kiện được bình chọn là sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2022.

Tham gia bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu 2022

MAI HƯƠNG |

Sáng 6.12, Báo Văn hoá (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2022.

TPHCM: Du lịch đẩy mạnh liên kết vùng, tăng trải nghiệm cho du khách

Thanh Chân |

Với những ưu thế trong liên kết vùng cũng như lượng du khách đến, TPHCM là lựa chọn phù hợp để các tỉnh, thành trên cả nước tổ chức các hoạt động thu hút, phát triển du lịch đặc trưng của từng địa phương.

Dấu ấn du lịch Việt Nam 2022

MAI CHÂU - MAI HƯƠNG |

Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15.3.2022; Du lịch nội địa phục hồi mạnh mẽ, đạt trên 100 triệu lượt khách, vượt qua các dự báo; Quảng bá, xúc tiến du lịch qua Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc là những sự kiện Du lịch nằm trong những sự kiện được bình chọn là sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2022.

Tham gia bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu 2022

MAI HƯƠNG |

Sáng 6.12, Báo Văn hoá (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức bình chọn 10 sự kiện Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2022.

TPHCM: Du lịch đẩy mạnh liên kết vùng, tăng trải nghiệm cho du khách

Thanh Chân |

Với những ưu thế trong liên kết vùng cũng như lượng du khách đến, TPHCM là lựa chọn phù hợp để các tỉnh, thành trên cả nước tổ chức các hoạt động thu hút, phát triển du lịch đặc trưng của từng địa phương.