Lễ cung rước và trưng bày Đại Tạng Kinh quý tại Bảo tháp Mandala Tây Thiên

Thanh Hương |

Hơn 700 Phật tử cung rước và chứng kiến lễ khai mở Bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh quý hiếm tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên trong tháng Phật đản Vesak.

Đây là bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh hoàn chỉnh với 102 quyển gồm các bộ chính kinh và các bộ chú giải, in tại Nhật Bản vào năm Chiêu Hoà thứ 37 (tức 1962) cách đây 61 năm. Bộ kinh được bọc da trang trọng và mạ vàng từng trang kinh. Ni sư trụ trì đã có duyên thỉnh trọn vẹn bộ kinh quý hiếm (khoảng hơn 300 kg) này từ Nhật Bản.

Cùng với bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, còn có thêm những bộ Kinh sách Bảo tạng thiêng quý của Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) cũng được nhà chùa khai mở, trưng bày tại bảo tháp cho Phật tử chiêm bái.

Đoàn rước Tăng Bảo tôn quý, biểu trưng bởi tôn tượng 18 vị La Hán còn gọi là Thập Bát La Hán. Ảnh: BTC
Đoàn rước Tăng Bảo tôn quý, biểu trưng bởi tôn tượng 18 vị La Hán còn gọi là Thập Bát La Hán. Ảnh: BTC

Ban tổ chức cho biết, Đại tạng kinh còn được gọi tắt là Tạng kinh hay Nhất thiết kinh là danh xưng dùng để chỉ các tổng tập Kinh điển Phật giáo theo nghĩa rộng. Đại tạng kinh không chỉ bao gồm Tam tạng với các kinh văn A-hàm (Āgama), Tỳ-nại-da (Vinaya) và A-tì-đạt-ma (Abhidharma) của Phật giáo nguyên thuỷ; mà còn bổ sung thêm các kinh điển Đại thừa và Mật thừa, các tập du ký, kinh văn bản địa, từ điển chú giải, cũng như tiểu sử các cao tăng.

Theo Phật giáo, nghi lễ cung rước các Bộ Đại Tạng kinh - tinh tuý giáo pháp của Đức Thế Tôn cùng nhiều pháp bảo vô giá cũng chính là cung rước ba ngôi Tam Bảo - Phật Pháp Tăng.

Các bộ Đại Tạng Kinh quý trưng bày tại Chính điện Bảo tháp Mandala Tây Thiên. Ảnh: BTC
Các bộ Đại Tạng Kinh quý trưng bày tại Chính điện Bảo tháp Mandala Tây Thiên. Ảnh: BTC

Bộ Kinh Lá Bối và một số pháp bảo Mật thừa cổ quý hiếm, bao gồm cuốn đồ hình Mandala cổ với kích thước lớn, nặng gần 1 tạ và nhiều Bảo Tạng Mật điển quý giá khác (được trưng bày trong Bảo tháp) nêu biểu cho lần chuyển pháp luân thứ 3 của Đức Thế Tôn, từ đó giáo pháp Mật thừa tối thượng được hoằng truyền lợi ích hết thảy chúng sinh.

Đoàn cung rước ba ngôi Báu - Phật Pháp Tăng vi nhiễu Đại Bảo tháp với tất cả niềm trân trọng tri ân và tâm chí thành tha thiết nhất.

Đoàn Cung rước Đại Tạng Kinh
Ni sư Trụ trì khai mở Đại Tạng Kinh. Ảnh: Ban tổ chức

Ni sư Trụ trì Đại Bảo tháp đã tâm nguyện chọn đúng ngày cát tường nhất trong tháng Phật đản - ngày Tam hợp (Phật đản sinh, thành đạo, nhập niết bàn - ngày 15.4 lịch Kim Cương thừa) để cử hành những nghi thức tâm linh thù thắng này theo truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa.

Các nghi lễ Cúng dàng Tắm Phật cũng như nghi lễ Quy y Tam Bảo đều được trang nghiêm cử hành cho toàn thể đại chúng có phúc duyên tham dự.

Thanh Hương
TIN LIÊN QUAN

Nhiều hoạt động đặc sắc mừng Phật đản tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên

Thanh Hương |

Lễ cung rước Bộ Kinh Đại Tạng gồm 102 quyển kinh quý hiếm được thỉnh từ Nhật Bản, nghi thức Thiền trà là những sự kiện Phật giáo lần đầu tiên được cử hành trong tuần lễ mừng Phật đản tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

Lan tỏa giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo

Thanh Hà |

Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục động viên tăng ni, phật tử nỗ lực phấn đấu đúng theo phương châm “Đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội” và chủ đề Đại hội IX của Giáo hội “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, qua đó góp phần xây dựng, phát triển đất nước.

Đề xuất Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam là di sản phi vật thể nhân loại

Lục Tùng |

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP Châu Đốc, An Giang) được đề xuất ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cho đợt xét duyệt năm 2024.

Nhiều hoạt động đặc sắc mừng Phật đản tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên

Thanh Hương |

Lễ cung rước Bộ Kinh Đại Tạng gồm 102 quyển kinh quý hiếm được thỉnh từ Nhật Bản, nghi thức Thiền trà là những sự kiện Phật giáo lần đầu tiên được cử hành trong tuần lễ mừng Phật đản tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).

Lan tỏa giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo

Thanh Hà |

Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục động viên tăng ni, phật tử nỗ lực phấn đấu đúng theo phương châm “Đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội” và chủ đề Đại hội IX của Giáo hội “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, qua đó góp phần xây dựng, phát triển đất nước.

Đề xuất Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam là di sản phi vật thể nhân loại

Lục Tùng |

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP Châu Đốc, An Giang) được đề xuất ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cho đợt xét duyệt năm 2024.