Đề xuất Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam là di sản phi vật thể nhân loại

Lục Tùng |

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (TP Châu Đốc, An Giang) được đề xuất ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cho đợt xét duyệt năm 2024.

Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch vừa gởi văn bản gửi Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về việc đăng ký hồ sơ ưu tiên của Việt Nam cho đợt xét duyệt năm 2024 là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Trước đó, tháng 3.2022, Chính phủ cũng đã đồng ý đệ trình UNESCO xem xét ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Theo hồ sơ, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam - thuộc di sản đa loại hình lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.

Nếu được ghi danh, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam sẽ là di sản đầu tiên của Việt Nam có chủ thể là các dân tộc đa số và thiểu số và là di sản thứ hai của vùng đất Nam bộ được đưa vào danh mục là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại, sau Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là chuỗi hoạt động lễ hội mang yếu tố tín ngưỡng dân gian về “Bà Chúa xứ” có miếu thờ dưới chân Núi Sam (TP Châu Đốc, An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là chuỗi hoạt động lễ hội mang yếu tố tín ngưỡng dân gian về “Bà Chúa xứ” có miếu thờ dưới chân Núi Sam (TP Châu Đốc, An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Miếu thờ Bà Chúa xứ Núi Sam là kiến trúc độc đáo. Được thành lập lần đầu vào khoảng năm 1820 bằng vật liệu cây lá đơn sơ. Sau nhiều lần trùng tu, mở rộng, đến năm 1972, miếu được xây dựng hiện đại như ngày nay theo hình chữ quốc dạng khối tháp, trông như đài sen nở theo thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng. Ảnh: Lục Tùng
Miếu thờ Bà Chúa xứ Núi Sam là kiến trúc độc đáo. Được thành lập lần đầu vào khoảng năm 1820 bằng vật liệu cây lá đơn sơ. Sau nhiều lần trùng tu, mở rộng, đến năm 1972, miếu được xây dựng hiện đại như ngày nay theo hình chữ quốc dạng khối tháp, trông như đài sen nở theo thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng. Ảnh: Lục Tùng
Bên trong miếu, tại chánh điện thờ tượng Bà được tạc bằng chất liệu đá cao khoảng 1,65m với dáng ngồi vương giả. Theo Louis Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp, người có dịp nghiên cứu vào năm 1941, tượng Bà thuộc loại tượng thần Visnu, có niên đại khoảng thế kỷ thứ VI. Ảnh: Lục Tùng
Bên trong miếu, tại chánh điện thờ tượng Bà được tạc bằng chất liệu đá cao khoảng 1,65m với dáng ngồi vương giả. Theo Louis Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp, người có dịp nghiên cứu vào năm 1941, tượng Bà thuộc loại tượng thần Visnu, có niên đại khoảng thế kỷ thứ VI. Ảnh: Lục Tùng
Hằng năm, từ 22 đến 27 tháng 4 (âm lịch), tại đây diễn ra hoạt động lễ hội nhằm tưởng nhớ ngày an vị tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống. Người địa phương quen gọi hoạt động này là ngày Vía.
Hằng năm, từ 22 đến 27 tháng 4 (âm lịch), tại đây diễn ra hoạt động lễ hội nhằm tưởng nhớ ngày an vị tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống. Người địa phương quen gọi hoạt động này là ngày Vía.
Lễ hội Vía được thực hiện theo nghi thức truyền thống, gồm: lễ rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc. Ảnh: Lục Tùng
Lễ hội Vía được thực hiện theo nghi thức truyền thống, gồm: lễ rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc. Ảnh: Lục Tùng
Trong thời gian này diễn ra nhiều hoạt động lễ hội truyền thống thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm. Với sự độc đáo đó, năm 2014, Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Lục Tùng
Trong thời gian này diễn ra nhiều hoạt động lễ hội truyền thống thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm. Với sự độc đáo đó, năm 2014, Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Lục Tùng
Nếu được UNESCO công nhận, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ là di sản thứ hai của vùng đất Nam bộ được đưa vào danh mục là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại, sau Đờn ca tài tử Nam Bộ, mà còn là lễ hội truyền thống đầu tiên của Nam bộ được đón nhận danh dự này. Ảnh: Lục Tùng
Nếu được UNESCO công nhận, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ là di sản thứ hai của vùng đất Nam bộ được đưa vào danh mục là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại, sau Đờn ca tài tử Nam Bộ, mà còn là lễ hội truyền thống đầu tiên của Nam bộ được đón nhận danh dự này. Ảnh: Lục Tùng
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đóng góp thiết thực vào bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới

Khánh Minh |

Ngày 25.5, tại trụ sở Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn, đã chủ trì lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2023

HOÀNG LỘC |

Chiều 26.5, đoàn lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long do ông Nguyễn Thành Thế - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ - cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đến thăm, tặng quà và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Long nhân Đại lễ Phật đản năm 2023 (Phật lịch 2567).

Trao hỗ trợ cải thiện điều kiện sinh hoạt cho công nhân đường sắt

HOÀNG QUANG |

Tại ga Giáp Bát và ga Hà Nội, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Công đoàn Đường sắt Việt Nam đã đến thăm hỏi công nhân lao động, trao tặng tủ lạnh, vật dụng bếp ăn tập thể phục vụ 31 người lao động tại khu lưu trú ga Giáp Bát, ga Hà Nội thuộc Chi nhánh Khai thác Đường sắt Hà Nội.

Việt Nam đóng góp thiết thực vào bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới

Khánh Minh |

Ngày 25.5, tại trụ sở Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn, đã chủ trì lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2023

HOÀNG LỘC |

Chiều 26.5, đoàn lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long do ông Nguyễn Thành Thế - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ - cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đến thăm, tặng quà và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Long nhân Đại lễ Phật đản năm 2023 (Phật lịch 2567).

Trao hỗ trợ cải thiện điều kiện sinh hoạt cho công nhân đường sắt

HOÀNG QUANG |

Tại ga Giáp Bát và ga Hà Nội, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Công đoàn Đường sắt Việt Nam đã đến thăm hỏi công nhân lao động, trao tặng tủ lạnh, vật dụng bếp ăn tập thể phục vụ 31 người lao động tại khu lưu trú ga Giáp Bát, ga Hà Nội thuộc Chi nhánh Khai thác Đường sắt Hà Nội.