Kon Tum trao 10.000 cây Sâm Ngọc Linh giống cho hộ nghèo

Thanh Hà |

Việc trao cây Sâm Ngọc Linh giống nhằm hưởng ứng Tháng hành động “Vì người nghèo”, tạo sinh kế cho hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững.

TTXVN đưa tin, ngày 18.10, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) phối hợp cùng Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum tổ chức trao 10.000 cây Sâm Ngọc Linh giống cho 262 hộ nghèo trên địa bàn huyện. Tổng trị giá của cây giống là hơn 3 tỉ đồng.

Việc trao cây Sâm Ngọc Linh giống nhằm hưởng ứng Tháng hành động “Vì người nghèo”, tạo sinh kế cho hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững.

Theo đó, 262 hộ nghèo được nhận cây Sâm Ngọc Linh giống thuộc 8 xã Đăk Sao, Văn Xuôi, Tê Xăng, Ngọc Lây, Măng Ri, Ngọc Yêu, Đăk Hà, Tu Mơ Rông của huyện Tu Mơ Rông; trong đó, hộ nghèo có sâm bị thiệt hại có vay vốn là 82 hộ, hộ nghèo bị thiệt hại không vay vốn là 87 hộ và hộ nghèo chưa trồng sâm là 93 hộ.

Những hộ nghèo có sâm bị thiệt hại có vay vốn được hỗ trợ 56 cây/hộ, hộ nghèo bị thiệt hại không có vay vốn được hỗ trợ 35 cây/hộ, hộ nghèo chưa trồng sâm Ngọc Linh được hỗ trợ 25 cây/hộ. Sau khi được hỗ trợ giống, các hộ dân sẽ trồng tập trung tại cùng một khu vực; các xã thành lập các tổ, nhóm hộ để cùng nhau quản lý, bảo vệ, chăm sóc và phát triển diện tích sâm Ngọc Linh.

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông cho biết, huyện đã Ủy ban nhân dân các xã thành lập các tổ, nhóm do lãnh đạo xã, thôn để quản lý trồng, chăm sóc. Các tổ, nhóm sẽ xây dựng quy chế hoạt động cụ thể; khi cây Sâm Ngọc Linh có hạt sẽ trích 10 – 30% số hạt thu hoạch được để hỗ trợ cho các hộ nghèo khác là người thân trong gia đình, trong thôn, xã,… Qua đó, tạo đà để xúc tiến liên kết với các doanh nghiệp trồng, phát triển Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác, tạo thu nhập bền vững và ổn định cho người dân.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Các nguy cơ, mối đe doạ an ninh phi truyền thống ngày càng rõ nét

Vương Trần |

An ninh phi truyền thống (ANPTT) đang là thách thức đặt ra đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa ANPTT hiện hữu ngày càng rõ nét hơn và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến quốc phòng, an ninh.

Nhiều người nghèo mong muốn nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, xã hội

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu rõ, hiện vẫn còn một bộ phận người dân ở vùng sâu, vùng xa, những người bị thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, những người mắc bệnh hiểm nghèo, người yếu thế… còn nhiều khó khăn, rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. 

Lạng Sơn: Quan tâm, chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

HỮU CHÁNH |

Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại hiệu quả thiết thực, tích cực. Sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của đồng bào cũng đã tạo ra diện mạo mới ở các vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng khó của Lạng Sơn.

Các nguy cơ, mối đe doạ an ninh phi truyền thống ngày càng rõ nét

Vương Trần |

An ninh phi truyền thống (ANPTT) đang là thách thức đặt ra đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa ANPTT hiện hữu ngày càng rõ nét hơn và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến quốc phòng, an ninh.

Nhiều người nghèo mong muốn nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, xã hội

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nêu rõ, hiện vẫn còn một bộ phận người dân ở vùng sâu, vùng xa, những người bị thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, những người mắc bệnh hiểm nghèo, người yếu thế… còn nhiều khó khăn, rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. 

Lạng Sơn: Quan tâm, chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

HỮU CHÁNH |

Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại hiệu quả thiết thực, tích cực. Sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của đồng bào cũng đã tạo ra diện mạo mới ở các vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng khó của Lạng Sơn.