Lạng Sơn: Quan tâm, chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

HỮU CHÁNH |

Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại hiệu quả thiết thực, tích cực. Sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của đồng bào cũng đã tạo ra diện mạo mới ở các vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng khó của Lạng Sơn.

Thúc đẩy vùng dân tộc thiểu số phát triển

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, có 11 huyện, thành phố. Dân số hơn 789.000 người, trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 84% dân số toàn tỉnh, gồm các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Mông, Sán Chay… Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lạng Sơn được phê duyệt 199/200 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi (trừ xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng).

Nhằm giúp đồng bào DTTS và miền núi nâng cao đời sống, Chính phủ đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp đồng bào dân tộc vươn lên, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực triển khai các hoạt động thực hiện Chương trình.

Trong đó tập trung chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới; chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện lồng ghép các nguồn vốn Trung ương, các Chương trình mục tiêu quốc gia kết hợp với ngân sách địa phương.

Đồng thời, triển khai các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi thay.

Hệ thống hạ tầng vùng đồng bào DTTS ở Lạng Sơn đã được đầu tư khang trang.
Hệ thống hạ tầng vùng đồng bào DTTS ở Lạng Sơn đã được đầu tư khang trang.

Những năm qua, từ các chương trình đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh Lạng Sơn, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS đã có bước phát triển.

Đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong vùng DTTS.

Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 7,88% năm 2020 xuống còn 5,76% năm 2021 (tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là 12,20%).

Cùng với đó, kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn cũng được tập trung đầu tư, xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Đến nay, Lạng Sơn có 75/181 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 82 khu dân cư kiểu mẫu được công nhận đạt chuẩn; chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo được nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn tiếp tục được chú trọng...

Để tiếp tục thúc đẩy vùng DTTS phát triển, Trung ương đã giao 4.309.329 triệu đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó vốn đầu tư phát triển là 2.176.020 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 2.133.309 triệu đồng); năm 2022 là 618,1 tỉ đồng.

UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, tổng hợp, tham mưu xây dựng phương án phân bổ vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022.

Đồng bào DTTS nỗ lực vươn lên

Thôn Lũng Slàng (xã Tri Phương, huyện Tràng Định) có gần 40 hộ, 100% dân số là người dân tộc Dao. Trước đây, thôn gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài, nhất là khi thời tiết xấu. Vì vậy, cái đói, cái nghèo cứ bám lấy bà con.

Nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, giờ đây Lũng Slàng đã khác. Một con đường về lòng chảo Lũng Slàng đã được mở ra, tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán của bà con trong thôn.

Đồng bào DTTS đã có ý thức vươn lên, phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập.
Đồng bào DTTS đã có ý thức vươn lên, phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập.

Điện lưới Quốc gia cũng đã về tới Lũng Slàng. Trong thôn có phân trường tiểu học và mẫu giáo để con em nơi đây được đến trường học tập. Nhiều hộ đã có những phương tiện sản xuất được cơ giới hóa, máy móc thay thế sức người.

Người dân biết phát huy những mặt tích cực và xóa bỏ những tập quán hủ tục còn lạc hậu, dần thay đổi cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cuộc sống ấm no hơn.

Từ 100% hộ dân là hộ nghèo nhưng đến nay, toàn thôn chỉ còn 3 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo, thu nhập bình quân của người dân trong thôn đạt khoảng 24 triệu đồng/người/năm.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ý thức vươn lên của đồng bào DTTS cũng ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Tinh thần chịu thương, chịu khó, cần cù trong lao động sản xuất được đồng bào phát huy.

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở thôn Lũng Cải (xã Tú Xuyên, huyện Văn Quan), anh Nông Văn Hiến (dân tộc Nùng) thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân. Hơn 10 năm trước, tìm hiểu qua sách báo và tham quan mô hình trồng mắc ca, anh Hiến đã mạnh dạn trồng hơn 100 cây mắc ca. Năm 2016, vườn mắc ca đã sinh trưởng tốt và bắt đầu cho thu nhập mỗi năm hơn 30 triệu đồng.

Đồng bào DTTS đã có ý thức vươn lên, phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập.
Đồng bào DTTS đã có ý thức vươn lên, phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập.

Bên cạnh đó, tận dụng điều kiện đất đai của gia đình, anh Hiến đã trồng hơn 140 cây hồi; chăn nuôi lợn thịt, ngan, gà, đầu tư máy xay xát để phục vụ nhu cầu của bà con địa phương.

Nhờ chăm chỉ, chịu khó, mỗi năm các mô hình này đã mang lại thu nhập cho gia đình anh Hiến gần 200 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí. Qua đó giúp anh trang trải, chăm lo cuộc sống gia đình ngày càng ổn định hơn.

Có thể thấy, các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào DTTS ở Lạng Sơn đã mang lại hiệu quả thiết thực, tích cực. Sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của đồng bào cũng đã tạo ra diện mạo mới ở các vùng DTTS, vùng khó của tỉnh Lạng Sơn.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp

Bảo Hân |

Ngày 14.10, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo “Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. 

LHQ tin tưởng Việt Nam đóng góp hiệu quả trong bảo vệ quyền con người

Song Minh |

Tại buổi tiếp Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Guterres bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng

Linh Anh |

Trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 13.10 tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông tin: Các cơ quan đang đề xuất phương án theo hướng nâng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng/tháng, thời gian thực hiện từ 1.7.2023. Đây là tin vui đối với những người làm việc tại khu vực công có thu nhập chủ yếu dựa vào lương. 

Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp

Bảo Hân |

Ngày 14.10, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo “Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. 

LHQ tin tưởng Việt Nam đóng góp hiệu quả trong bảo vệ quyền con người

Song Minh |

Tại buổi tiếp Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Guterres bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng

Linh Anh |

Trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 13.10 tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông tin: Các cơ quan đang đề xuất phương án theo hướng nâng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng/tháng, thời gian thực hiện từ 1.7.2023. Đây là tin vui đối với những người làm việc tại khu vực công có thu nhập chủ yếu dựa vào lương.