Khơi dậy khát khao khởi nghiệp vươn ra thế giới, không chỉ sau luỹ tre làng

Vương Trần |

Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp sẽ mang đến cơ hội tiếp cận nguồn vốn và thị trường nước ngoài cho thanh niên khởi nghiệp. Đồng thời sẽ mang lại cơ hội tiếp cận, câu chuyện, xu hướng thịnh hành trên toàn cầu, mở rộng tầm nhìn và khơi dậy khát khao vươn ra thế giới chứ không phải chỉ “khởi nghiệp sau luỹ tre làng”. 

Hỗ trợ vốn, kinh nghiệm giúp thanh niên khởi nghiệp

Năm 2022, Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp quốc gia với chủ đề "Thanh niên khởi nghiệp cùng đất nước phục hồi và phát triển sau đại dịch” sẽ được tổ chức vào ngày 1.10 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chia sẻ: Với chủ đề trọng tâm là “Thanh niên khởi nghiệp cùng đất nước phục hồi và phát triển sau đại dịch” và các nội dung cụ thể, Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp quốc gia 2022 mong muốn sẽ hướng đến các mục tiêu thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển đất nước, tạo môi trường thúc đẩy thanh niên Việt Nam tham gia vào quá trình phục hồi kinh tế giai đoạn hậu COVID-19.

Ông Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Ảnh: Trần Vương
Ông Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Ảnh: Trần Vương

Diễn đàn cũng nhằm cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia phát triển và khuyến khích xây dựng tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia phát triển kinh tế của thanh niên. Đưa khởi nghiệp Việt Nam từng bước tiệm cận với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Đề xuất sáng kiến, giải pháp đóng góp trực tiếp cho mục tiêu cải thiện môi trường, thúc đẩy hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Diễn đàn cũng sẽ đề xuất các chính sách tạo động lực để thúc đẩy cộng đồng thanh niên khởi nghiệp đồng hành cùng đất nước vượt lên khó khăn, thách thức sau đại dịch, tham gia xây dựng đất nước phát triển hùng cường vào năm 2045.

Qua 2 lần tổ chức, diễn đàn năm 2018 và năm 2020 đã từng bước hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp nói riêng và hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam nói riêng. Những vấn đề còn vướng mắc tiếp tục được đặt ra trong năm 2022 này.

Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Ông Nguyễn Hải Minh - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Năm 2022, đến thời điểm này, Trung ương Hội doanh nhân trẻ Việt Nam cũng đã nhận đăng ký hỗ trợ cho 20 dự án thanh niên khởi nghiệp. Số lượng này chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa. Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cũng có chương trình “1 kèm 1”, có nghĩa là một doanh nhân trẻ đã thành công, đã trưởng thành ít nhất sẽ lựa chọn, hỗ trợ 1 thanh niên khởi nghiệp. Và hỗ trợ ở đây là hỗ trợ cụ thể bao gồm một phần về vốn, hỗ trợ về kỹ thuật chuyển giao, các nội dung liên quan tới kinh nghiệm, quá trình quản trị kinh doanh cũng như hỗ trợ quá trình tiêu thụ sản phẩm. 

“Như vậy là hỗ trợ tổng thể bao gồm từ ý tưởng đến lúc đi đến cùng có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp đó có thể thành công. Dĩ nhiên, trong nhiều hỗ trợ thì có những hỗ trợ có thể thành công, có những hỗ trợ chưa thành công, có những tỉ lệ rủi ro nhất định. Tuy nhiên quan điểm là sẽ cùng doanh nghiệp đồng hành chứ không phải chỉ hỗ trợ nguồn vốn ban đầu rồi thôi” - ông Nguyễn Hải Minh nói.

Khơi dậy khát khao vươn ra thế giới

Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ - Văn phòng Ban Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng cho biết: Cách thức Việt Nam đã và đang tiến hành hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp có những nét tương đồng với quốc tế.

Bao gồm việc tạo ra những cơ chế để các nguồn đầu tư vào việc khởi nghiệp một cách hiệu quả hơn đối với những hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời, tăng cường những nguồn đầu tư gián tiếp, thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

Mặt khác, các cơ quan, đơn vị đang tiếp tục thảo luận tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế, tổ chức thực hiện liên quan tới việc làm thế nào để các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có được cái bắt tay tốt hơn và có những thúc đẩy sáng kiến, suy nghĩ, ý tưởng và dự án có tính khởi nghiệp rủi ro trong nước. 

Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ - Văn phòng Ban Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV)
Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ - Văn phòng Ban Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV)

Bà Thuỷ cho biết, bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đang có những bước tiến tốt, tăng trưởng mạnh trong khu vực. Diễn đàn lần này mong muốn có bước thúc đẩy hơn nữa sau đại dịch. 

Cùng trao đổi, bà Phạm Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần BambuUp cho rằng, diễn đàn là một cơ hội để khơi thông nguồn cảm hứng, sự mở lòng sự phối hợp của các công ty lớn, các tập đoàn, công ty lớn để đón nhận các ý tưởng khởi nghiệp là một xu hướng của đổi mới sáng tạo trong những năm tiếp theo.

Điểm mới thứ 2, trong diễn đàn nhánh thứ 2, mang tới ý kiến của các Quỹ đầu tư nước ngoài, của các đại diện, tổ chức khoa học và chuyên gia toàn cầu, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, đây là những điểm khơi thông nguồn lực về trí thức, vốn đầu tư từ kiều bào cũng như nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào hệ sinh thái khởi nghiệp.

Việc này sẽ mang đến cơ hội tiếp cận nguồn vốn và thị trường nước ngoài cho thanh niên khởi nghiệp. Đồng thời sẽ mang lại cơ hội tiếp cận, câu chuyện, xu hướng thịnh hành trên toàn cầu, mở rộng tầm nhìn và khơi dậy khát khao vươn ra thế giới chứ không phải chỉ “khởi nghiệp sau luỹ tre làng”. 

Ông Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam cho hay, tinh thần chung của diễn đàn thanh niên khởi nghiệp lần này đó “liều thuốc mới” để thích ứng với bối cảnh, tình hình mới. Đây là thời điểm tích luỹ lại là cú hích mới, làm tốt hơn để góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thanh niên là một lực lượng rất quan trọng cả về số lượng, chất lượng, phải là lực lượng tiên phong, sáng tạo trong bối cảnh, tình hình mới và có những đóng góp vượt bậc để đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Đánh thức khát vọng làm giàu: Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Vương Trần - Kim Anh |

“Tôi dạy các em về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, về dân ca âm nhạc, những điệu hát giao duyên để các em có thể phần nào hiểu hơn về những giá trị truyền thống của cha ông để lại” - Nghệ nhân Ván Thị Chi - Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Pà Thẻn Ván Chi mở đầu câu chuyện khi nói về việc lưu truyền nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn.

Thanh niên kiều bào và hành trình “uống nước nhớ nguồn”

Khánh Minh |

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ, các thanh niên kiều bào đã thắp nến tri ân, dâng hương các vị tổ tiên, anh hùng dân tộc trong hành trình “uống nước nhớ nguồn”.

Đánh thức khát vọng làm giàu: Cô gái người Giáy khởi nghiệp từ dược liệu

Vương Trần - Kim Anh |

Đang làm một công việc ổn định trong xã, chị Vũ Thị Nhung (sinh năm 1991, dân tộc Giáy) quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với cây dược liệu và cây ăn quả ôn đới. Từ đó, chị không chỉ giúp bà con trong xã có nguồn thu nhập ổn định mà còn thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của bà con khi phát triển nông nghiệp.

Đánh thức khát vọng làm giàu: Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Vương Trần - Kim Anh |

“Tôi dạy các em về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, về dân ca âm nhạc, những điệu hát giao duyên để các em có thể phần nào hiểu hơn về những giá trị truyền thống của cha ông để lại” - Nghệ nhân Ván Thị Chi - Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Pà Thẻn Ván Chi mở đầu câu chuyện khi nói về việc lưu truyền nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn.

Thanh niên kiều bào và hành trình “uống nước nhớ nguồn”

Khánh Minh |

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ, các thanh niên kiều bào đã thắp nến tri ân, dâng hương các vị tổ tiên, anh hùng dân tộc trong hành trình “uống nước nhớ nguồn”.

Đánh thức khát vọng làm giàu: Cô gái người Giáy khởi nghiệp từ dược liệu

Vương Trần - Kim Anh |

Đang làm một công việc ổn định trong xã, chị Vũ Thị Nhung (sinh năm 1991, dân tộc Giáy) quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với cây dược liệu và cây ăn quả ôn đới. Từ đó, chị không chỉ giúp bà con trong xã có nguồn thu nhập ổn định mà còn thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của bà con khi phát triển nông nghiệp.