Khai mạc Liên hoan tiếng hát Truyền hình tiếng Khmer khu vực Nam Bộ

PHƯƠNG ANH |

Chiều 20.11, tại Sóc Trăng, đã diễn ra Liên hoan tiếng hát truyền hình tiếng Khmer khu vực Nam Bộ, lần thứ I năm 2023. Đây là một sự kiện của Lễ hội Oóc Om Bóc - đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Bốn - Giám đốc Đài Phát thanh truyền hình (PTTH) tỉnh Sóc Trăng, đồng Trưởng Ban tổ chức liên hoan - cho biết: “Hòa trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Oóc om bóc - đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, liên hoan được kỳ vọng sẽ điểm tô thêm sắc hương tươi thắm, góp phần vào thành công chung của lễ hội năm nay”.

Ông Nguyễn Văn Bốn - Giám đốc Đài PTTH tỉnh Sóc Trăng, đồng trưởng ban tổ chức phát biểu tại Liên hoan. Ảnh: Phương Anh
Ông Nguyễn Văn Bốn - Giám đốc Đài PTTH tỉnh Sóc Trăng, đồng Trưởng Ban tổ chức - phát biểu tại liên hoan. Ảnh: Phương Anh

Tham dự liên hoan có 100 ca sĩ, nhạc công là đồng bào Khmer đến từ các tỉnh, thành ở Nam Bộ. Với 75 tiết mục, có nội dung xoay quanh các chủ đề về Ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; ca ngợi tinh thần đoàn kết các dân tộc, tình yêu quê hương đất nước; tình yêu cuộc sống, tinh thần hăng say lao động; phản ánh phong trào thi đua yêu nước; kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia như: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Một tiết mục dự thi tại khai mạc Liên hoan. Ảnh: Phương Anh
Một tiết mục dự thi tại khai mạc liên hoan. Ảnh: Phương Anh

Được biết, những năm gần đây, phong trào văn nghệ quần chúng trong đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực Nam Bộ có nhiều khởi sắc, đóng góp quý báu vào thành tích chung của hoạt động văn hóa - nghệ thuật ở các địa phương. Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và nhà nước thông qua các chương trình, dự án, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các thiết chế văn hóa ở cơ sở ngày càng hoàn thiện hơn.

Riêng tại tỉnh Sóc Trăng, các câu lạc bộ, nhóm nhạc đang được củng cố và nâng chất qua việc hỗ trợ đầu tư bài bản về nghệ thuật và trang thiết bị, đã tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc cho phong trào văn hóa, văn nghệ, phát huy tài năng ca hát trong cộng đồng dân tộc Khmer.

Vì vậy, việc tổ chức liên hoan với ý nghĩa để đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ngày càng đủ đầy và đặc sắc hơn, hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Theo TTXVN |

Sóc Trăng là địa phương có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Sóc Trăng trao nhà cho người nghèo khu vực biên giới biển

PHƯƠNG ANH |

Ngày 30.8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho người nghèo khu vực biên giới biển.

Bảo tồn và phát huy chữ viết, tiếng nói của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

Thanh Hà |

Tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh vừa dạy chương trình phổ thông vừa dạy chữ Khmer ở 131 trường và 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú; khuyến khích các chùa Nam Tông Khmer dạy chữ Khmer cho đồng bào, theo TTXVN.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Theo TTXVN |

Sóc Trăng là địa phương có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Sóc Trăng trao nhà cho người nghèo khu vực biên giới biển

PHƯƠNG ANH |

Ngày 30.8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho người nghèo khu vực biên giới biển.

Bảo tồn và phát huy chữ viết, tiếng nói của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

Thanh Hà |

Tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh vừa dạy chương trình phổ thông vừa dạy chữ Khmer ở 131 trường và 10 trường Phổ thông Dân tộc nội trú; khuyến khích các chùa Nam Tông Khmer dạy chữ Khmer cho đồng bào, theo TTXVN.