Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ hoạt động tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp

Vương Trần |

UBND tỉnh Hà Tĩnh cảnh báo, hoạt động của Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi hơn, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, gây hệ lụy cho người tham gia và gia đình có người thân tin theo.

Nắm chắc tình hình, đấu tranh với các hoạt động vi phạm pháp luật của Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ

Vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Văn bản số 5550 về việc tăng cường công tác đối với Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ, chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương và hệ thống trường học trong toàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, trên địa bàn, “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” xuất hiện từ tháng 5.2016. Hoạt động của hội nhóm này chủ yếu là phát tài liệu liên quan đến hội thánh, tuyên truyền lôi kéo người dân tham gia.

Gần đây, các hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” có phần giảm xuống; tuy vậy, qua các vụ việc phát hiện tại một số huyện như: Lộc Hà, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh cho thấy, hoạt động của tổ chức này xuất hiện với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi hơn, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, gây nhiều hệ lụy cho người tham gia và gia đình những người có người thân tin theo.

Một buổi hành lễ. Ảnh: Ái Vân
UBND tỉnh Hà Tĩnh cảnh báo hoạt động "Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ" tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự. Ảnh: Ái Vân

Mặc dù, UBND tỉnh đã chỉ đạo và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động cũng như quyết liệt đấu tranh, xử lý, nhưng hoạt động của Hội thánh vẫn âm ỉ, với hình thức, thủ đoạn tinh vi hơn và có dấu hiệu bùng phát trở lại nếu không có biện pháp quản lý phù hợp.

Thực hiện Văn bản số 5254/BNV-TGCP ngày 15.9.2023 của Bộ Nội vụ về một số công tác đối với “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, để kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tôn giáo trái pháp luật của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố, thị xã; Trường Đại học Hà Tĩnh, các trường cao đẳng trên địa bàn tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh và cơ quan chức năng về công tác đấu tranh, ngăn chặn đối với hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”.

Trong đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện và kiên quyết đấu tranh, xóa bỏ về phương diện tổ chức đối với “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” tại địa bàn (giải tán, không để tổ chức này phục hồi, hình thành các tụ điểm hoạt động mới; không chấp thuận đăng ký hoạt động dưới mọi hình thức, bao gồm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, thành lập tổ chức phi chính phủ, công ty, văn phòng đại diện, cửa hàng, câu lạc bộ, tổ chức các chương trình ngoại khóa…).

Tăng cường vận động cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên tích cực tham gia phát hiện, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”; xử lý theo nghiêm theo quy định pháp luật, quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị, tổ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên tham gia hoạt động tôn giáo trái phép.

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tiêu cực cho người tin theo và xã hội của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, như: hành vi xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; xúc phạm, chia rẽ tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; chia rẽ giữa những người theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; lợi dụng hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Cảnh giác, không bị lôi kéo tham gia

UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tổ chức thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; nhất là đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động vi phạm pháp luật, những tác hại do “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” gây ra để nâng cao nhận thức, cảnh giác cho Nhân dân.

Qua đó, tạo đồng thuận trong xã hội, đồng thuận tôn giáo đối với vấn đề nhìn nhận, phê phán, phát giác, tham gia phối hợp cùng các cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đạo đức tôn giáo của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”. Chú ý làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền ở cấp cơ sở.

Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an cấp huyện nắm chắc tình hình, đấu tranh với các hoạt động vi phạm pháp luật của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tham gia giải quyết các vụ việc có liên quan đến hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện, thành phố, thị xã tiến hành rà soát, tăng cường kiểm tra, phát hiện để có các giải pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, không để “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” lợi dụng mượn danh hoạt động; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, cảnh giác, khả năng phòng vệ của quần chúng nhân dân; vận động quần chúng nhân dân không tin theo và trường hợp phát hiện có hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” thì báo ngay với chính quyền cơ sở hoặc cơ quan chức năng để xử lý; tổ chức các cuộc tiếp xúc, vận động chức sắc, chức việc các tôn giáo hợp pháp trên địa bàn, lên tiếng phê phán, phản đối những hoạt động trái phép của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.

Dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc

Khánh Minh |

Đường lối chính trị của Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử; trong đó, có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Lai Châu

Anh Vũ |

Việc thực hiện Luật Bình đẳng giới đã mang lại những đổi mới tích cực, đặc biệt là trong vấn đề vị thế và vai trò của phụ nữ. Những thành công này không chỉ giảm bạo lực và xâm hại với phụ nữ dân tộc thiểu số mà còn đẩy lùi những tập tục lạc hậu, mở ra hướng phát triển mới cho cộng đồng

Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.

Dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc

Khánh Minh |

Đường lối chính trị của Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử; trong đó, có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Lai Châu

Anh Vũ |

Việc thực hiện Luật Bình đẳng giới đã mang lại những đổi mới tích cực, đặc biệt là trong vấn đề vị thế và vai trò của phụ nữ. Những thành công này không chỉ giảm bạo lực và xâm hại với phụ nữ dân tộc thiểu số mà còn đẩy lùi những tập tục lạc hậu, mở ra hướng phát triển mới cho cộng đồng