Hỗ trợ phụ nữ, trẻ em 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Theo kế hoạch, đối tượng thụ hưởng dự án trên gồm: phụ nữ và trẻ em gái tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội; ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình...

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 257/KH-UBND về triển khai Dự án 8 (Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn I (cuối năm 2022-2025).

Theo kế hoạch, đối tượng thụ hưởng dự án trên gồm: Phụ nữ và trẻ em gái tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội; ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật...

Địa bàn thực hiện tại 14 xã thuộc 5 huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô, trong đó: Huyện Ba Vì có 7 xã (Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài), Thạch Thất 3 xã (Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân), Quốc Oai 2 xã (Phú Mãn, Đông Xuân), Chương Mỹ 1 xã (Trần Phú) và huyện Mỹ Đức có 1 xã (An Phú).

Căn cứ vào các nội dung của dự án, thành phố phấn đấu đến năm 2025: 14 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập mới; duy trì hoạt động 33 tổ truyền thông cộng đồng đang hoạt động hiệu quả tại cơ sở. 170 tổ tiết kiệm vay vốn tự quản được củng cố, nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới và duy trì.

Trên cơ sở đó, thí điểm hỗ trợ giới thiệu 15% thành viên của tổ tiết kiệm vay vốn tự quản hiện có tiếp cận với các định chế tài chính chính thức; hỗ trợ 15% thành viên của tổ tiết kiệm vay vốn tự quản hiện có phát triển sinh kế; 14 tổ tiết kiệm vay vốn tự quản áp dụng phương pháp học tập và hành động giới.

Bên cạnh đó, 14 tổ nhóm sinh kế do phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường; 62 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được củng cố, nâng cao chất lượng trên cơ sở mô hình hiện có hoặc thành lập mới…

Ngoài ra, 14 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và thôn, bản liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới cũng sẽ được tổ chức tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 100% cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp xã gồm cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu được tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Kéo giảm khoảng cách phát triển KT-XH giữa miền núi và miền xuôi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, việc hoàn thành giải ngân các dự án có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu cải thiện đời sống của đồng bào; thể hiện tính ưu việt trong chủ trương, chính sách của TP về công tác dân tộc. 

Dành nhiều nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Việc đầu tư, dành nhiều nguồn lực đã góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Từ đó thu hẹp dần, tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội.

Mở ra cơ hội lớn cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển, vươn lên

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Phấn đấu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân các dân tộc.

Kéo giảm khoảng cách phát triển KT-XH giữa miền núi và miền xuôi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, việc hoàn thành giải ngân các dự án có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu cải thiện đời sống của đồng bào; thể hiện tính ưu việt trong chủ trương, chính sách của TP về công tác dân tộc. 

Dành nhiều nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Việc đầu tư, dành nhiều nguồn lực đã góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Từ đó thu hẹp dần, tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội.

Mở ra cơ hội lớn cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển, vươn lên

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Phấn đấu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân các dân tộc.