Hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cần “bàn tay” của nhà nước

Vương Trần |

“Vấn đề nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là vấn đề rất cần quan tâm để bảo đảm hoàn thiện chính sách ưu đãi” - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định điều này khi nêu ý kiến về việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Tính phương án phát triển nhà ở xã hội cho công nhân thuê

Qua thực tiễn triển khai đề án xây dựng thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian vừa qua, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho hay, đến nay chính sách phát triển nhà ở xã hội chỉ đề cập đến đối tượng trong khu công nghiệp, chưa có sự tham gia của các đối tượng khác, trong khi đó lại có các thành phần khác tham gia rất tích cực. 

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đối với thành phần là người dân tham gia vào nhà ở xã hội, nhà ở, nhà trọ cho công nhân rất cần có “bàn tay” của Nhà nước cũng như sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương để bảo đảm cho nhà trọ có tiêu chuẩn, có mật độ… 

“Làm sao người dân không có một chính sách ưu đãi nào nhưng vẫn xây nhà ở, nhà trọ cho công nhân được và công nhân vẫn phải chấp nhận dù các nhà trọ đó tiêu chuẩn không bảo đảm, diện tích phòng trọ chật hẹp” - ông Khang nêu vấn đề và cho rằng, các địa phương đang có điều kiện cần cân đối được chính sách để phát triển nhà ở xã hội.

Ông cũng lưu ý, về việc phát triển diện nhà cho công nhân thuê bởi không phải công nhân nào cũng có thể mua ngay được nhà. Khi xác định tinh thần như vậy mới có thể sửa đổi các cơ chế, chính sách một cách đồng bộ.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Ảnh: Trần Vương
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Ảnh: Trần Vương

Một điểm khác, ông Nguyễn Đình Khang cho rằng, quan niệm nhà ở, đặc biệt nhà ở xã hội chính là một phần cấu thành của công tác xã hội. Do đó rất cần sự tham gia, hỗ trợ của Nhà nước như thông điệp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng nêu kinh nghiệm tại một số nước như Singapore, Hàn Quốc… có sự tham gia của đầu tư công, hoặc giao cho doanh nghiệp Nhà nước đầu tư, nhưng rất cần có sự tham gia của Nhà nước.

“Do vậy, muốn phát triển nhà ở xã hội nhất là nhà ở cho công nhân, chúng ta cần xác định các hệ thống cơ chế chính sách cho doanh nghiệp để phát triển nhà ở xã hội như mục tiêu đặt ra. Vừa rồi nhưng phát triển chưa mạnh, tình trạng thiếu nhà ở, nhất là nhà ở xã hội”. - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu ý kiến.

Một lưu ý khác, ông Nguyễn Đình Khang cũng cho rằng các địa phương cần bố trí, quy hoạch quỹ đất sạch để có thể triển khai các dự án nhà ở xã hội một cách nhanh chóng. Cùng với đó cần lưu ý tới vấn đề giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đúng tiến độ.

Phấn đấu đến 2030, tất cả các khu công nghiệp đều có thiết chế công đoàn

Thông tin về phương hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014 đồng bộ với Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Thuế… trong đó sửa đổi các cơ chế chính sách cho nhóm đối tượng thu nhập thấp, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện thụ hưởng; việc quy hoạch, dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; việc lựa chọn chủ đầu tư dự án; các cơ chế chính sách ưu đãi của nhà nước… đồng thời tách riêng chính sách nhà ở cho công nhân để có cơ chế khuyến khích, ưu đãi nhằm phát triển loại hình nhà lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Trần Vương
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Trần Vương

Bộ Xây dựng kiến nghị  Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Chủ trì triển khai Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (bao gồm nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, y tế, giáo dục và các công trình văn hóa, thể thao) để phấn đấu triển khai 50 thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và đến năm 2030 tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế công đoàn.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đảm bảo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định. Rà soát, thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về nhà ở.

Quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…Đối với các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, tập trung nhiều công nhân như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đồng Nai, Bình Dương…: căn cứ quy định pháp luật về nhà ở và Nghị định số 35/2022/NQ-CP ngày 28.5.2022 của Chính phủ (khi lập Danh mục các khu công nghiệp phải dành tối thiểu 2% tổng diện tích của các khu công nghiệp để quy hoạch xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp) để dành quỹ đất và kêu gọi các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bất động sản tham gia đầu tư, phát triển nhà ở công nhân, nhà lưu trú cho công nhân thuê.

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện đang triển khai đầu tư xây dựng thí điểm 2 Thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam và Tiền Giang. Trong đó dự án Thiết chế Công đoàn tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, tỉnh Hà Nam có quy mô 4.04 ha với tổng số 976 căn hộ, hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 với số lượng khoảng hơn 300 căn hộ; dự án Thiết chế Công đoàn tại Khu công nghiệp Mỹ Tho - Cụm Công nghiệp Trung An tỉnh Tiền Giang có quy mô 3,05 ha với 998 căn hộ, hiện đang triển khai đầu tư xây dựng. Ngoài ra, Tổng LĐLĐ Việt Nam đang phối hợp với một số địa phương chuẩn bị công tác dầu tư thiết chế công đoàn.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Vướng mắc nào cản bước phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân?

Vương Trần |

Qua thực tế cho thấy, còn một số tồn tại về việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi tại Luật Nhà ở và các luật khác liên quan.

Chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân, lao động

VƯƠNG TRẦN |

Nêu thực tế các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá công nhân còn thiếu trầm trọng, đại biểu Nguyễn Đình Khang (đoàn Ninh Thuận) - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đề nghị Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, ông đề nghị các cơ quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp.

Công nhân, lao động hạnh phúc khi những sáng kiến được áp dụng vào sản xuất

PHẠM ĐÔNG |

Người lao động hào hứng khi tạo ra sáng kiến mới, tạo động lực trong công việc cho bản thân. Càng vui hơn khi nhiều bạn trẻ trong tổ sản xuất của đơn vị cũng đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu, đóng góp sáng kiến mới cho công việc mỗi ngày.

Vướng mắc nào cản bước phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân?

Vương Trần |

Qua thực tế cho thấy, còn một số tồn tại về việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi tại Luật Nhà ở và các luật khác liên quan.

Chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân, lao động

VƯƠNG TRẦN |

Nêu thực tế các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá công nhân còn thiếu trầm trọng, đại biểu Nguyễn Đình Khang (đoàn Ninh Thuận) - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đề nghị Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, ông đề nghị các cơ quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp.

Công nhân, lao động hạnh phúc khi những sáng kiến được áp dụng vào sản xuất

PHẠM ĐÔNG |

Người lao động hào hứng khi tạo ra sáng kiến mới, tạo động lực trong công việc cho bản thân. Càng vui hơn khi nhiều bạn trẻ trong tổ sản xuất của đơn vị cũng đã bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu, đóng góp sáng kiến mới cho công việc mỗi ngày.