Hàng triệu lượt đoàn viên được Công đoàn chăm lo dịp Tết Nguyên đán 2024

HÀ ANH - HẢI NGUYỄN |

Ngày 14.3, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (ĐLĐVN) lần thứ 3 (khoá XIII), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh đã trình bày “Báo cáo kết quả chăm lo đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024”.

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Phan Văn Anh, thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23.11.2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Giáp Thìn 2024, Kế hoạch số 376/KH-TLĐ ngày 8.11.2023 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các cấp công đoàn đã quyết liệt, tích cực triển khai các hoạt động, tham gia ổn định tình hình quan hệ lao động và triển khai tổ chức chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động (ĐV&NLĐ).

“Các hoạt động chăm lo tiếp tục được tổ chức ở 4 cấp công đoàn, hướng về cơ sở, ưu tiên chăm lo cho ĐV&NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bão lũ; ĐV&NLĐ thiếu, mất việc làm; ĐV&NLĐ thuộc đối tượng gia đình chính sách, là người dân tộc thiểu số hoặc nhiều năm chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán; ĐV&NLĐ không về quê đón Tết để làm việc, lao động, sản xuất” - ông Phan Văn Anh cho biết.

Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán 2024 đã có trên 10,5 triệu lượt ĐV&NLĐ được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 7.025 tỉ đồng (tăng 28% số lượt người, tăng 15% số tiền so với dịp Tết 2023). Trong tổng số kinh phí chăm lo, chi từ nguồn tài chính công đoàn là 3.506 tỉ đồng; vận động xã hội hóa là 3.519 tỉ đồng.

Hoạt động thăm, tặng quà ĐV&NLĐ có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các Ủy ban của Quốc hội, các địa phương quan tâm.

Lãnh đạo LĐLĐ TP. Hà Nội động viên công nhân lao động. Ảnh: Hà Anh
Lãnh đạo LĐLĐ TP Hà Nội động viên công nhân lao động. Ảnh: Hà Anh

Trong dịp Tết 2024, các cấp công đoàn đã tham mưu, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính quyền, chuyên môn đồng cấp phục vụ 248 đoàn của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Đoàn đại biểu Quốc hội... tại 63/63 tỉnh, thành phố thăm, tặng quà cho 32.200 lượt ĐV&NLĐ với kinh phí gần 39 tỉ đồng.

Các cấp Công đoàn đã tổ chức 18.701 chương trình “Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ”, thu hút gần 4 triệu lượt ĐV&NLĐ tham gia; hơn 2,1 triệu lượt ĐV&NLĐ được tặng quà, tổng số tiền gần 1.306 tỉ đồng. Trong đó: Công đoàn cấp tỉnh, ngành tổ chức 157 chương trình, với tổng số tiền trên 88 tỉ đồng; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức 1.946 chương trình, với tổng số tiền trên 276 tỉ đồng; công đoàn cơ sở tổ chức 16.598 chương trình, với tổng số tiền trên 942 tỉ đồng.

Đặc biệt, chương trình “Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ” triển khai trong dịp kỷ niệm 10 năm chương trình “Tết Sum vầy” đến với ĐV&NLĐ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong CNVCLĐ và toàn xã hội. Qua một thập niên triển khai thực hiện, đã có 168.243 chương trình được tổ chức, thu hút trên 29 triệu lượt ĐV&NLĐ tham gia với số tiền lên đến hơn 17.000 tỉ đồng. Kết quả đạt được và ý nghĩa của chương trình là động lực để các cấp công đoàn tiếp tục tổ chức chương trình năm 2024 và những năm tiếp theo.

Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” tiếp tục được đông đảo ĐV&NLĐ mong chờ, ủng hộ, trở thành hoạt động nổi bật của các cấp công đoàn trong năm thứ 2 triển khai. Với hình thức trực tiếp và trực tuyến, “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” đã thực sự thể hiện sự đổi mới, đa dạng và linh hoạt trong hoạt động cũng như công tác chăm lo cho ĐV&NLĐ. Theo báo cáo của các Công đoàn tỉnh, ngành, với 30 chương trình Chợ Tết Công đoàn 2024 được tổ chức trực tiếp, lồng ghép, kết hợp với chương trình “Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ” ở các cấp công đoàn đã thu hút khoảng hơn 411.000 lượt ĐV&NLĐ tham gia với kinh phí hơn 129 tỉ đồng.

Lần đầu tiên chương trình “Chợ Tết Công đoàn” qua sàn giao dịch thương mại điện tử được Tổng LĐLĐVN tổ chức trên quy mô toàn quốc từ ngày 15.1.2024 đến hết ngày 29.2.2024.

Tại chương trình, ĐV được hỗ trợ mua sắm Tết qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, trong đó, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Shopee và Tiki để mở riêng chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” có trên 30.000 mặt hàng được bán với giá ưu đãi. Thông qua chương trình, đã có 66.712 ĐV được nhận hỗ trợ, mua hàng với số tiền trên 20 tỉ đồng. Tổng số tiền khuyến mại giảm giá trực tiếp, miễn, giảm phí vận chuyển được Shopee, Tiki hỗ trợ cho ĐV&NLĐ mua hàng tại chương trình hơn 5,5 tỉ đồng (chưa tính số tiền giảm giá hàng bán tại Chương trình).

“Chợ Tết Công đoàn” qua sàn giao dịch thương mại điện tử là hoạt động phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện đại, không dùng tiền mặt, góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ và chương trình chuyển đổi số trong hoạt động của tổ chức Công đoàn, thể hiện sự tích cực đổi mới, sáng tạo trong công tác chăm lo của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Với mục tiêu đa dạng các hình thức chăm lo, giúp ĐV&NLĐ về quê đón Tết an toàn, thuận lợi, các cấp công đoàn tiếp tục tổ chức tặng vé tàu, vé xe, vé máy bay, hỗ trợ phương tiện đưa, đón ĐV&NLĐ về quê đón Tết và quay lại làm việc sau Tết. Thông qua chương trình, đã có 413.885 lượt ĐV&NLĐ được hỗ trợ đi lại với tổng số tiền hỗ trợ trên 155 tỉ đồng. Trong đó, 243.735 lượt ĐV&NLĐ được hỗ trợ vé tàu, vé xe, vé máy bay, với tổng số tiền hỗ trợ trên 106 tỉ đồng; có 5.049 chuyến xe tập trung miễn phí đưa trên 170.150 ĐV&NLĐ về quê đón Tết với tổng số tiền gần 49 tỉ đồng.

Đặc biệt, Tổng LĐLĐVN đã tổ chức “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2024”, “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2024” để hỗ trợ miễn phí cho gần 1.300 ĐV&NLĐ có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc làm việc ở các tỉnh phía Nam, có quê ở phía Bắc về quê đón Tết và quay lại nơi làm việc sau Tết với số tiền hơn 7 tỉ đồng.

Chương trình “Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024” thực sự trở thành hoạt động mang ý nghĩa nhân văn, thiết thực, hỗ trợ ĐV&NLĐ về quê, quay lại nơi làm việc thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và góp phần cùng các doanh nghiệp ổn định lực lượng lao động sau Tết Nguyên đán.

HÀ ANH - HẢI NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Đắk Lắk chủ động sử dụng nguồn nước hiệu quả chống hạn cho cây trồng

PHAN TUẤN |

Đắk Lắk - Trong bối cảnh hạn hán đang diễn biến phức tạp thì nhà máy thủy điện trên sông Krông Nô đang chủ động điều tiết nguồn nước bảo đảm cho vùng hạ lưu. Trong bối cảnh này, xã Ea Rbin (huyện Lắk) được đánh giá là một trong những địa phương chủ động nạo vét kênh mương, nối dài ống bơm... để sử dụng tối đa nguồn nước chống hạn cho cây trồng.

Phát triển mạnh 2 trụ cột kinh tế ở đảo Phú Quý đi đôi bảo vệ môi trường

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Huyện đảo Phú Quý cách đất liền 56 hải lý với diện tích tự nhiên 17km2, dân số khoảng 30.000 người. Địa phương này xác định phát triển kinh tế với 2 trụ cột chính là đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá và thương mại dịch vụ, du lịch. Do đó, quá trình phát triển kinh tế đã chú trọng bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời phát triển đảo gắn với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

2 giải pháp căn cơ để thu hút lao động

PHƯƠNG LINH |

Thu hút lao động bằng nền tảng chính sách cùng với những phúc lợi thiết thực là một trong 2 giải pháp căn cơ để tạo đột phá trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) được các Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) ở khu vực Nam Trung Bộ triển khai trong năm 2024.

Đắk Lắk chủ động sử dụng nguồn nước hiệu quả chống hạn cho cây trồng

PHAN TUẤN |

Đắk Lắk - Trong bối cảnh hạn hán đang diễn biến phức tạp thì nhà máy thủy điện trên sông Krông Nô đang chủ động điều tiết nguồn nước bảo đảm cho vùng hạ lưu. Trong bối cảnh này, xã Ea Rbin (huyện Lắk) được đánh giá là một trong những địa phương chủ động nạo vét kênh mương, nối dài ống bơm... để sử dụng tối đa nguồn nước chống hạn cho cây trồng.

Phát triển mạnh 2 trụ cột kinh tế ở đảo Phú Quý đi đôi bảo vệ môi trường

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Huyện đảo Phú Quý cách đất liền 56 hải lý với diện tích tự nhiên 17km2, dân số khoảng 30.000 người. Địa phương này xác định phát triển kinh tế với 2 trụ cột chính là đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá và thương mại dịch vụ, du lịch. Do đó, quá trình phát triển kinh tế đã chú trọng bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời phát triển đảo gắn với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

2 giải pháp căn cơ để thu hút lao động

PHƯƠNG LINH |

Thu hút lao động bằng nền tảng chính sách cùng với những phúc lợi thiết thực là một trong 2 giải pháp căn cơ để tạo đột phá trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) được các Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) ở khu vực Nam Trung Bộ triển khai trong năm 2024.