Hà Nội - TPHCM: Sức bật tăng trưởng, phục hồi ở hai đầu tàu kinh tế

Minh Bằng |

Những con số về kinh tế - xã hội được đưa ra tại phiên họp HĐND ở cả Hà Nội và TPHCM cho thấy sức bật tăng trưởng, phục hồi ở hai trung tâm lớn nhất đất nước này.  

Nỗ lực sau đại dịch

Những nỗ lực phục hồi của hai thành phố đều rất ấn tượng, đặc biệt là TPHCM. 

Báo cáo của UBND TPHCM tại Kỳ họp thứ 8 Hội đồng Nhân dân TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 cho hay: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP ước tăng 9,03% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2022 là 6-6,5%). 

Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP ước tăng 14,2% so với cùng kỳ, trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 16,44% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TPHCM ước đạt 49,5 tỉ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 66,2 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ. 

Tổng doanh thu du lịch ước đạt 120.000 tỉ đồng, tăng 171,2% so với năm trước, lượng khách quốc tế ước đạt 3,5 triệu lượt.

Thu ngân sách có sự tăng trưởng tích cực, ước đạt 457.500 tỉ đồng, đạt 118,35% dự toán được giao và tăng 17,05% so với cùng kỳ. Nên nhớ rằng năm 2021, TPHCM đứng “đội sổ” với mức tăng trưởng “âm” 6,78, một con số thấp chưa từng thấy trong lịch sử.

Với con số dự kiến tăng 9,03%, tổng sản phẩm trên địa bàn TPHCM sẽ đạt khoảng 1.400.000 tỉ đồng, một con số khá ấn tượng.

Tại phiên họp HĐND Hà Nội mới diễn ra, các báo cáo đưa ra chỉ số: Hà Nội dự kiến hoàn thành 22/22 chỉ tiêu năm 2022, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch là tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,8% (kế hoạch 7-7,5%); tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP bình quân đầu người) 142,3 triệu đồng (kế hoạch 139-141 triệu đồng); tốc độ tăng vốn đầu tư 13,8% (kế hoạch 10,5%); kim ngạch xuất khẩu 11,9% (kế hoạch 5%) và giảm hộ nghèo so với năm trước đạt 38,8% (kế hoạch 20%).

Cũng cần nói thêm, năm 2021, tăng trưởng GRDP của Hà Nội chỉ là 2,92% trong khi kế hoạch đề ra là 7,5%.

Cùng mở rộng nâng cấp

Cách đây tròn 2 năm, ngày 9.12.2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM với tỉ lệ đồng ý 100%.

Ngay sau đó, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của UBTVQH có hiệu lực thi hành từ 1.1.2021; theo đó thành lập TP.Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

Mô hình thành phố trong thành phố được triển khai trong 2 năm và phần nào cho thấy hiệu quả. Điều này tạo ra động lực và một “cuộc đua” nâng cấp từ quận lên thành phố, từ huyện lên quận ở TP.Hồ Chí Minh và cả Hà Nội.

Một trong những ý kiến được đại biểu, cử tri, người dân quan tâm thời gian qua là khi nào các huyện ngoại thành lên quận hoặc thành phố trực thuộc TP.Hồ Chí Minh.

Hồi tháng 6.2022, thông tin từ UBND TPHCM cho hay, đã có những đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố trực thuộc TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030.

Theo các đề án nhánh, 4 huyện ngoại thành của TPHCM là Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ sẽ được định hướng trở thành thành phố trực thuộc TPHCM. Riêng huyện Nhà Bè được định hướng trở thành quận đô thị vệ tinh.

Rõ ràng đây là thông tin mà người dân đặt nhiều kỳ vọng. Ngay tại kỳ họp thứ 8, HĐND TPHCM khóa X vừa diễn ra, lãnh đạo Sở Nội vụ TPHCM cho biết, các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè cũng tích cực hoàn thành các đề án của mình.

Tuy nhiên thông tin mới nhất cho hay, UBND TPHCM cũng có đề xuất các huyện chưa vội vàng lên quận vì việc xin lên quận hoặc thành phố có thể gây sốt đất, đầu cơ, chưa kể thẩm quyền nâng cấp đơn vị hành chính là của Quốc hội. Thay vào đó, các huyện sẽ phát triển thành các đô thị vệ tinh trước.

Còn tại Hà Nội, việc hình thành các thành phố vệ tinh cũng như “nâng hạng” huyện quận, quận lên thành phố cũng là một trong những điểm nóng. Điều này xuất phát từ áp lực dân cư Hà Nội tăng rất nhanh gần đây.

Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 27.7.2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội được phát triển theo mô hình chùm đô thị (1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, 3 đô thị sinh thái).

Tuy nhiên, tiến độ lập quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh nhìn chung vẫn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. 

Mới đây, Bí thư thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ kế hoạch xây dựng thêm 2 thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội.

Cụ thể, dự kiến thành phố sẽ xây dựng một thành phố ở phía Bắc sông Hồng, gồm huyện Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn. Đây sẽ là thành phố dịch vụ, hội nhập quốc tế. Hà Nội lấy sân bay Nội Bài là trung tâm phát triển của thành phố này.

Thành phố thứ hai trong lòng Thủ đô Hà Nội dự kiến được xây dựng ở phía Tây, khu vực Hoà Lạc hiện nay. Hà Nội định hướng đây sẽ là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục - đào tạo. 

Như vậy, thay vì kế hoạch có 5 thành phố vệ tinh như kế hoạch trước đây, Hà Nội đang tính từng bước để có những “thành phố trong thành phố” như TP.Hồ Chí Minh đã làm và triển khai.

Minh Bằng
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn đổi mới cách nghĩ, cách làm về kinh tế

PGS.TS BÙI ĐÌNH PHONG - HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH |

Dấu ấn đổi mới của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được Đảng ta khẳng định: “Với tầm tư duy chiến lược, với quyết tâm đổi mới, tác phong sâu sát, quyết đoán, luôn tìm tòi, trăn trở, đồng chí Võ Văn Kiệt đã góp phần xứng đáng vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo”.

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023: Không để lỡ nhịp phục hồi kinh tế

Vương Trần |

Dự kiến năm 2023, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%. Nhiều ý kiến nhận định đây là một thách thức trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng

Doanh nhân, doanh nghiệp là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế

BẢO TRUNG |

Doanh nhân, doanh nghiệp là đòn bẩy quan trọng giúp phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk, góp phần đưa Buôn Ma Thuột (thủ phủ của tỉnh) trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trong tương lai gần.

Dấu ấn đổi mới cách nghĩ, cách làm về kinh tế

PGS.TS BÙI ĐÌNH PHONG - HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH |

Dấu ấn đổi mới của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được Đảng ta khẳng định: “Với tầm tư duy chiến lược, với quyết tâm đổi mới, tác phong sâu sát, quyết đoán, luôn tìm tòi, trăn trở, đồng chí Võ Văn Kiệt đã góp phần xứng đáng vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo”.

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023: Không để lỡ nhịp phục hồi kinh tế

Vương Trần |

Dự kiến năm 2023, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%. Nhiều ý kiến nhận định đây là một thách thức trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng

Doanh nhân, doanh nghiệp là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế

BẢO TRUNG |

Doanh nhân, doanh nghiệp là đòn bẩy quan trọng giúp phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk, góp phần đưa Buôn Ma Thuột (thủ phủ của tỉnh) trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trong tương lai gần.