Hà Nội thúc đẩy phối hợp triển khai chương trình An toàn vệ sinh lao động

KIỀU VŨ |

Trong hướng dẫn thực hiện Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đề nghị thúc đẩy công tác phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động trong việc triển khai các chương trình, hành động về an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc.

Chủ đề Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024 là “Tăng cường đảm An toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, được tổ chức từ ngày 1 đến hết ngày 31.5. Ở cấp Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố sẽ phối hợp Ủy ban Nhân dân Thành phố tổ chức Lễ phát động, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân.

Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng Công ty, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức Lễ phát động và các hoạt động hưởng ứng cụ thể, phù hợp với chủ đề, nội dung Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tế địa phương, đơn vị.

Các cấp Công đoàn tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về An toàn vệ sinh lao động; xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tài liệu, sổ tay, tờ rơi, hướng dẫn về chủ đề, nội dung triển khai Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại thông minh và sử dụng hệ thống báo chí Công đoàn, hệ thống các đài phát thanh để tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ Công đoàn, an toàn vệ sinh viên, người lao động về cách nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc An toàn vệ sinh lao động. Tổ chức các hoạt động có sự tham gia, phối hợp của cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, người sử dụng lao động, người lao động, an toàn vệ sinh viên như: Hội nghị, tọa đàm, đối thoại, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, mô hình điển hình về An toàn vệ sinh lao động; các quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động trong công tác An toàn vệ sinh lao động

Tổ chức hội thi tìm hiểu về An toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh viên giỏi gắn với kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, đa dạng hóa các hình thức như: Thi sân khấu hóa, thi viết, thi online tìm hiểu về An toàn vệ sinh lao động... Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, động viên, tặng quà các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo Liên đoàn Lao động Thành phố, thông qua việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về An toàn vệ sinh lao độngcho người lao động, người sử dụng lao động trong toàn chuỗi cung ứng sản xuất và dịch vụ; tăng cường kiểm soát các nguy cơ rủi ro và đảm bảo An toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc; chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, giảm thiểu các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đồng thời, thúc đẩy công tác phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động trong việc triển khai các chương trình, hành động cụ thể về An toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, phát động thi đua, đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác An toàn vệ sinh lao động, góp phần xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc…

KIỀU VŨ
TIN LIÊN QUAN

Đắk Lắk chủ động sử dụng nguồn nước hiệu quả chống hạn cho cây trồng

PHAN TUẤN |

Đắk Lắk - Trong bối cảnh hạn hán đang diễn biến phức tạp thì nhà máy thủy điện trên sông Krông Nô đang chủ động điều tiết nguồn nước bảo đảm cho vùng hạ lưu. Trong bối cảnh này, xã Ea Rbin (huyện Lắk) được đánh giá là một trong những địa phương chủ động nạo vét kênh mương, nối dài ống bơm... để sử dụng tối đa nguồn nước chống hạn cho cây trồng.

Phát triển mạnh 2 trụ cột kinh tế ở đảo Phú Quý đi đôi bảo vệ môi trường

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Huyện đảo Phú Quý cách đất liền 56 hải lý với diện tích tự nhiên 17km2, dân số khoảng 30.000 người. Địa phương này xác định phát triển kinh tế với 2 trụ cột chính là đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá và thương mại dịch vụ, du lịch. Do đó, quá trình phát triển kinh tế đã chú trọng bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời phát triển đảo gắn với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

2 giải pháp căn cơ để thu hút lao động

PHƯƠNG LINH |

Thu hút lao động bằng nền tảng chính sách cùng với những phúc lợi thiết thực là một trong 2 giải pháp căn cơ để tạo đột phá trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) được các Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) ở khu vực Nam Trung Bộ triển khai trong năm 2024.

Đắk Lắk chủ động sử dụng nguồn nước hiệu quả chống hạn cho cây trồng

PHAN TUẤN |

Đắk Lắk - Trong bối cảnh hạn hán đang diễn biến phức tạp thì nhà máy thủy điện trên sông Krông Nô đang chủ động điều tiết nguồn nước bảo đảm cho vùng hạ lưu. Trong bối cảnh này, xã Ea Rbin (huyện Lắk) được đánh giá là một trong những địa phương chủ động nạo vét kênh mương, nối dài ống bơm... để sử dụng tối đa nguồn nước chống hạn cho cây trồng.

Phát triển mạnh 2 trụ cột kinh tế ở đảo Phú Quý đi đôi bảo vệ môi trường

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Huyện đảo Phú Quý cách đất liền 56 hải lý với diện tích tự nhiên 17km2, dân số khoảng 30.000 người. Địa phương này xác định phát triển kinh tế với 2 trụ cột chính là đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá và thương mại dịch vụ, du lịch. Do đó, quá trình phát triển kinh tế đã chú trọng bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời phát triển đảo gắn với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

2 giải pháp căn cơ để thu hút lao động

PHƯƠNG LINH |

Thu hút lao động bằng nền tảng chính sách cùng với những phúc lợi thiết thực là một trong 2 giải pháp căn cơ để tạo đột phá trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) được các Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) ở khu vực Nam Trung Bộ triển khai trong năm 2024.