Doanh nghiệp, tiểu thương, người lao động đều đối diện khó khăn

THUỲ TRANG |

Tăng giá bán điện lên 5% sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân và chính các doanh nghiệp chứ không riêng gì người lao động, công nhân. Nhưng, với mức lương thấp, lao động tại Đà Nẵng đa số là ngoại tỉnh phải dè sẻn từng đồng để chi phí sinh hoạt, tiền trọ. Đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tình trạng mất việc, giảm giờ làm do thiếu đơn hàng khi Tết đang cần kề càng khiến câu chuyện tăng giá điện càng chồng chất thêm nỗi lo cho người lao động.

Doanh nghiệp đang khó đủ đường

Tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng, từ 9.2021 đến nay có khoảng 1.000 lao động của 12 doanh nghiệp bị ngừng việc, dừng việc. Hai khu công nghiệp Vân Đồn và Thuỷ sản tại đây đang có những doanh nghiệp lớn gặp khó khăn về đơn hàng. Toàn TP.Đà Nẵng đang có khoảng 20 doanh nghiệp từ tháng 11 phải sản xuất cầm chừng cho người lao động làm việc luân phiên, nghỉ hưởng 70% lương... để duy trì lao động do ít đơn hàng. Dự kiến tình trạng này sẽ còn kéo dài đến Tết Nguyên đán.

Đầu tháng 12.2022, gần 500 lao động của Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng, doanh nghiệp có vốn 100% đầu tư nước ngoài, chuyên về may túi xách đóng tại khu công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã tập trung, cản trở không cho xe chở sản phẩm ra khỏi nhà máy để đòi quyền lợi khi doanh nghiệp tuyên bố giải thể do không có đơn hàng. Ngay khi xảy ra sự việc, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và có cuộc làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp để đảm bảo về các quyền lợi của họ liên quan đến lương, thưởng Tết, bảo hiểm... Chính vì vậy, việc tăng thêm bất kỳ chi phí nào lúc này thì doanh nghiệp sẽ gánh thêm khó khăn.

Ông Nguyễn Thanh Tân, Chủ tịch công đoàn Công ty Mabuchi Motor, Khu Công nghiệp Hoà Khánh Đà Nẵng cho biết: “Với tình hình chung ở hiện tại khi người dân vừa trải qua 2 năm dịch bệnh COVID-19 với quá nhiều biến động, doanh nghiệp đang gặp khó khăn, đặc biệt là tình hình thế giới đang ảnh hưởng rất lớn gây khan hiếm nguồn cung nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất doanh nghiệp. Mà doanh nghiệp dừng sản xuất thì đời sống người lao động cũng mất việc, giá điện còn tăng nữa thì không chỉ người lao động mà chủ lao động cũng sẽ rất khó khăn khi chính họ đang cố gắng xoay sở mọi cách để duy trì sản xuất, giữ việc làm cho người lao động”.

Vật giá sẽ leo thang

Giá tiền tăng nhưng người dân và người lao động không chỉ lo về số tiền vài chục ngàn hay vài trăm ngàn tiền điện hàng tháng mà nhiều chi phí khác cũng sẽ tăng theo.

Bà Nguyễn Thị Bảy, chủ một tiệm tạp hoá gần khu công nghiệp Thuỷ sản Thọ Quang, quận Sơn Trà cho biết: “Chai dầu ăn đầu năm 2022 có giá 20.000 đồng/lít thì nay đã hơn 40.000 đồng/lít do giá nguyên liệu tăng, chi phí vận chuyện tăng và đơn giản là do 2 năm dịch chưa tăng nên giờ họ phải tăng lên. Đến những người bán hàng như chúng tôi còn xoay sở chóng mặt để có vốn nhập hàng huống thì công nhân, lao động với lương thấp, ở trọ. Mà cũng như điện, những nhu yếu phẩm như dầu ăn, thực phẩm đều là những thứ không thể cắt giảm được”.

Anh Tân chia sẻ thêm, nhất là thời điểm cận Tết, công việc khó khăn, chi phí vật giá tăng cao do giá xăng dầu và nay giá điện có thể tăng. Nếu doanh nghiệp ổn định thì sẽ không có vấn đề nhưng số doanh nghiệp này rất ít. Thậm chí, hiện nay có doanh nghiệp đã tuyên bố giải thể với hàng trăm lao động mất việc, chưa biết thưởng tết, BHXH ra sao.

Với mức lương thấp, khó tăng và đa số lao động tại các doanh nghiệp lớn là người ngoại tỉnh nên họ là đối tượng dễ bị tác động và chịu tổn thương khi kinh tế gặp khó khăn hay các chi phí gia tăng.

“Với mức lượng 5 đến 6 triệu đồng/tháng chỉ đủ cho người lao động chi phí sinh hoạt trong một tháng chứ chưa nói đến việc ốm đau, rồi nuôi con nhỏ là những vấn đề rất lớn, cần chi phí dự phòng. Rồi cuối năm, ai cũng mong muốn có được khoản tiền để về lo cho gia đình nhưng nay giá nhiên liệu tăng, giá điện tăng thì họ sẽ là người chịu chi phí. Dù nói là tiết kiệm đến mấy thì điện vẫn phải dùng. Vì vậy, việc tăng giá điện nên lùi sau một thời gian nữa thì sẽ hợp lý hơn” - anh Tân chia sẻ.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Hơn 200 hình ảnh Trường Sa hiên ngang, gần gũi trên nền tảng trực tuyến

Vương Trần |

Triển lãm trực tuyến “Trường Sa xanh” gồm 8 chủ đề: Lịch sử quần đảo Trường Sa; Dấu mốc chủ quyền của Quần đảo Trường Sa; Trường Sa hiên ngang; Nụ cười lính biển; Trường Sa quân với dân; Trường Sa thật gần; Vươn mầm Trường Sa; Trường Sa Xanh.

Giá điện tăng có thể tiết kiệm, lo nhất là hàng hóa thiết yếu cũng tăng

VĂN SỸ - PHONG LINH |

Giá điện tăng sẽ kéo theo hàng loạt mặt hàng tăng giá, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công nhân, người lao động. Chính vì thế, công nhân mong muốn cấp trên xem xét và cân nhắc để có những chính sách hỗ trợ nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực đến đời sống của người lao động.

Thông báo mới về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) có thông báo để các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động thực hiện lịch nghỉ Tết nguyên đán Quý Mão và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023.

Hơn 200 hình ảnh Trường Sa hiên ngang, gần gũi trên nền tảng trực tuyến

Vương Trần |

Triển lãm trực tuyến “Trường Sa xanh” gồm 8 chủ đề: Lịch sử quần đảo Trường Sa; Dấu mốc chủ quyền của Quần đảo Trường Sa; Trường Sa hiên ngang; Nụ cười lính biển; Trường Sa quân với dân; Trường Sa thật gần; Vươn mầm Trường Sa; Trường Sa Xanh.

Giá điện tăng có thể tiết kiệm, lo nhất là hàng hóa thiết yếu cũng tăng

VĂN SỸ - PHONG LINH |

Giá điện tăng sẽ kéo theo hàng loạt mặt hàng tăng giá, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công nhân, người lao động. Chính vì thế, công nhân mong muốn cấp trên xem xét và cân nhắc để có những chính sách hỗ trợ nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực đến đời sống của người lao động.

Thông báo mới về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) có thông báo để các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động thực hiện lịch nghỉ Tết nguyên đán Quý Mão và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023.