Giá điện tăng có thể tiết kiệm, lo nhất là hàng hóa thiết yếu cũng tăng

VĂN SỸ - PHONG LINH |

Giá điện tăng sẽ kéo theo hàng loạt mặt hàng tăng giá, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công nhân, người lao động. Chính vì thế, công nhân mong muốn cấp trên xem xét và cân nhắc để có những chính sách hỗ trợ nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực đến đời sống của người lao động.

Đó những trăn trở, đề xuất của công nhân một số tỉnh, thành miền Tây khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động liên quan đến đề xuất điều chỉnh tăng giá điện của EVN.

Chị Thái Thị Hồng Nhung (27 tuổi) là công nhân may đang làm việc Công ty TNHH Broadpeak Sóc Trăng liên tục thở dài khi chia sẻ với phóng viên về nỗi lo trước đề xuất tăng giá điện. Chị Nhung cho biết, cha mẹ ở quê có hoàn cảnh khó khăn, mấy năm qua cuộc sống chủ yếu từ tiền lương của chị gửi về. Vì thế, với thu nhập hơn 5 triệu đồng công ty chi trả cũng vừa đủ cho chi phí ở trọ đi làm và gửi về phụ lo cho gia đình.

“Tôi thuê trọ mỗi tháng hết 800.000 đồng, điện nước thêm 300.000 nữa. Tằn tiện lắm mỗi tháng tôi mới gửi về cho cha mẹ 2 triệu đồng, còn lại hơn 2 triệu đồng để chi tiêu tất cả các khoản từ xăng xe đến ăn uống. Điện tăng là chuyện đáng lo, nhưng tôi lo hơn nữa là các loại hàng hóa khác cũng sẽ tăng theo, mức lương này sẽ không thể đủ lo cho tôi và cha mẹ ở quê”, chị Nhung nói.

Còn chị Trần Thị Huyền, 26 tuổi, công nhân may ở huyện Châu Thành (Sóc Trăng) chia sẻ, vợ chồng chị cùng làm công nhân, tổng thu nhập chỉ khoảng 8 triệu đồng/tháng. Sống cảnh thuê nhà lại lo cho con gái nhỏ 3 tuổi học mầm non nên cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau.

“Mỗi lần nghe giá xăng dầu, giá điện sắp tăng là tôi rất lo lắng bởi hầu hết hàng hóa thiết yếu đều tăng theo một cách chóng mặt. Điện tăng mình có thể tiết kiệm bằng cách hạn chế sử dụng thiết bị điện, nhưng các nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu thì không thể không mua. Tôi mong cơ quan có thẩm quyền thấu hiểu nỗi khó khăn của người lao động thu nhập thấp để ban hành chính sách sao cho đảm bảo cuộc sống của chúng tôi”, chị Huyền cho biết.

Cũng có cùng nỗi lo như nhiều công nhân, lao động khác, bà Trần Thị Thanh Thủy - công nhân Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang - cho biết, mấy ngày nay nghe trên báo, đài nói về đề xuất tăng giá điện mà vợ chồng bà lo lắng.

“Chồng tôi làm công nhân thời vụ tại Công ty TNHH MTV Xi măng Cần Thơ - Hậu Giang ngày có ngày không; lương tôi chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng, chăm chỉ lắm thì mỗi tháng tổng thu nhập của 2 vợ chồng chưa đầy 8 triệu đồng. Trong khi đó, chúng tôi phải lo tiền trọ, tiền học của con nên tháng nào đủ tiêu là may mắn. Những khi đau ốm phải vay mượn tiền. Điện mà tăng thì thứ gì cũng tăng và người lao động sẽ khổ lắm...”,  bà Thủy cho biết.  

Ông Võ Văn Hiền, Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, khoảng 2 tuần qua, khi nghe tin EVN đề xuất tăng giá điện, nhiều công nhân đến cơ quan để gửi gắm nguyện vọng lên các cấp Công đoàn và các cấp cao hơn xem xét.

“Chúng tôi đi đâu cũng nghe anh chị em công nhân bày tỏ lo lắng. Họ rất trăn trở vì giá điện tăng thì các hàng hóa thiết yếu khác cũng tăng theo sẽ là gánh nặng rất lớn. Tôi đề xuất cấp trên chưa nên cho tăng giá điện lúc này và chậm lại sau Tết Nguyên đán, khi các công ty, doanh nghiệp ổn định sản xuất, có nhiều đơn hàng để thu nhập của công nhân được đảm bảo.

Cùng với đó, cần có những chính sách hỗ trợ đối với công nhân, người lao động để họ giảm bớt gánh nặng vì giá cả tăng cao”, ông Hiền chia sẻ thêm.

VĂN SỸ - PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

“Tro tàn rực rỡ” - điểm sáng điện ảnh Việt cuối năm

TRẦN VIỆT |

Khi nhiều phim Việt chiếu thương mại rơi vào tình trạng “cái chết được báo trước” và số phim nghệ thuật chỉ lác đác vài cái tên thì “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nổi lên như một tác phẩm sáng giá “đem chuông đi đấm xứ người” thành công trước khi trở về nước công chiếu rộng rãi từ 2.12.2022.

2 đoàn viên công đoàn ngành điện được hỗ trợ “Mái ấm đồng nghiệp”

Chí Thành |

Công đoàn Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) và Công đoàn Công ty Nhiệt điện Duyên Hải tổ chức lễ bàn giao “Mái ấm đồng nghiệp” cho đoàn viên Nguyễn Văn Định - ấp Định An, xã Đông Hải và đoàn viên Trương Vũ Trường - ấp Cồn Cù, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh). 

Dấu ấn nữ quyền ở phim điện ảnh Việt

Ngọc Dủ |

Điện ảnh Việt trong những năm gần đây luôn có những tác phẩm mang đậm dấu ấn của nữ quyền. Nó thể hiện không chỉ ở người tạo ra các sản phẩm đó là nữ giới mà còn ý nghĩa cài cắm ở mỗi bộ phim.

“Tro tàn rực rỡ” - điểm sáng điện ảnh Việt cuối năm

TRẦN VIỆT |

Khi nhiều phim Việt chiếu thương mại rơi vào tình trạng “cái chết được báo trước” và số phim nghệ thuật chỉ lác đác vài cái tên thì “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nổi lên như một tác phẩm sáng giá “đem chuông đi đấm xứ người” thành công trước khi trở về nước công chiếu rộng rãi từ 2.12.2022.

2 đoàn viên công đoàn ngành điện được hỗ trợ “Mái ấm đồng nghiệp”

Chí Thành |

Công đoàn Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) và Công đoàn Công ty Nhiệt điện Duyên Hải tổ chức lễ bàn giao “Mái ấm đồng nghiệp” cho đoàn viên Nguyễn Văn Định - ấp Định An, xã Đông Hải và đoàn viên Trương Vũ Trường - ấp Cồn Cù, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh). 

Dấu ấn nữ quyền ở phim điện ảnh Việt

Ngọc Dủ |

Điện ảnh Việt trong những năm gần đây luôn có những tác phẩm mang đậm dấu ấn của nữ quyền. Nó thể hiện không chỉ ở người tạo ra các sản phẩm đó là nữ giới mà còn ý nghĩa cài cắm ở mỗi bộ phim.