Đoàn kết toàn dân tộc, sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bài học dân là gốc

PHẠM ĐÔNG |

Quan điểm “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng TP Hà Nội. Từ đó tập hợp nhân dân, phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân cùng chung sức, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước.

Phát huy sức mạnh nhân dân từ bài học “Dân là gốc”

Chiều 26.10, Đoàn khảo sát của Ban Chủ nhiệm đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới do ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát, nghiên cứu tại TP Hà Nội.

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn cho biết, quán triệt sâu sắc quan điểm “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm”, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, vận động và tập hợp nhân dân, phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân cùng chung sức, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước.

Thành ủy cũng đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phát huy dân chủ và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện quan điểm “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm”…

Quan điểm “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng thành phố. Vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển Thủ đô nói riêng và trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung đã được khẳng định.

Các cấp ủy Đảng đã tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác dân tộc, về công tác tôn giáo, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị các cấp.

Tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân; sự đồng thuận của nhân dân đối với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng cao.

Kinh tế - xã hội của thành phố có sự phát triển nhanh, bền vững. Giai đoạn 2011-2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,83%/năm (gấp 1,15 lần mức tăng chung của cả nước).

Quy mô GRDP năm 2022 theo giá hiện hành đạt gần gấp 4 lần năm 2008. Tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm mạnh. Đến nay, thành phố đã giảm được 1.579 hộ nghèo, còn lại 2.134 hộ nghèo (tỉ lệ 0,095%).

Tính riêng trong 15 năm trở lại đây, thành phố đã dành trên 4.000 tỉ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, giải quyết việc làm… cho 5 huyện, 13 xã và 1 thôn vùng dân tộc thiểu số.

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn báo cáo tại buổi khảo sát. Ảnh: Phạm Đông
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn báo cáo tại buổi khảo sát. Ảnh: Phạm Đông

Lấy người dân làm trung tâm khi ban hành Nghị quyết

Tại hội nghị, các thành viên đoàn kiểm tra đã trao đổi nhiều ý kiến làm sâu sắc thêm những kết quả trong triển khai bài học "Dân là gốc", “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới tại Đảng bộ Thủ đô.

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, đề tài khảo sát lần này của Trung ương là đề tài lớn, quan trọng, khẳng định "Bài học dân là gốc”, “Dân là trung tâm”. Bà cho biết, từ khi thành lập Đảng bộ thành phố đến nay và gần 40 năm đổi mới, nhất là trong nhiệm kỳ vừa qua, thành phố rất quan tâm triển khai thực hiện.

Là Đảng bộ Thủ đô, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn tiên phong, gương mẫu đưa các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương vào cuộc sống. Quá trình thực hiện, Thành ủy Hà Nội cũng luôn hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm phục vụ.

Trong các nhiệm kỳ qua, các Nghị quyết của Trung ương đều được Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa bằng các chương trình công tác cụ thể. Nổi bật là Chương trình về xây dựng Đảng, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội...

Thông qua việc triển khai có hiệu quả các chương trình công tác lớn, Thành ủy Hà Nội đã đưa nghị quyết vào cuộc sống, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Thành phố cũng đã tập trung thực hiện 3 chương trình mục tiêu của Trung ương về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và chương trình dân tộc miền núi. Kinh tế của Thủ đô không ngừng phát triển và có sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, tăng tỷ trọng dịch vụ, du lịch; an sinh xã hội của thành phố luôn được quan tâm.

Bà Tuyến nhấn mạnh, quá trình gần 40 năm đổi mới đã khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng là yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn.

Bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, là yếu tố quan trọng để hoàn thành những nhiệm vụ được Trung ương giao.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng phát biểu tại buổi khảo sát. Ảnh: Phạm Đông
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng phát biểu tại buổi khảo sát. Ảnh: Phạm Đông

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng cho biết đoàn sẽ tiếp thu đầy đủ các thông tin, ý kiến tại hội nghị và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo, chuyên gia, các nhà khoa học trên địa bàn thành phố đóng góp cho đề tài.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Hưng Yên tiếp tục gắn việc tổ chức ngày hội đại đoàn kết với phát động, sơ kết, tổng kết các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương...

Đoàn kết toàn dân tộc, động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước

PHẠM ĐÔNG |

TS. Nguyễn Viết Chức khẳng định, lịch sử đã chứng minh đoàn kết là sức mạnh, việc tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước.

Dựa vào dân, lấy dân là gốc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tinh thần dựa vào dân, lấy "dân là gốc", khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hoá, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng "thế trận lòng dân", lấy "yên dân" là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển kinh tế-xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Hưng Yên tiếp tục gắn việc tổ chức ngày hội đại đoàn kết với phát động, sơ kết, tổng kết các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương...

Đoàn kết toàn dân tộc, động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước

PHẠM ĐÔNG |

TS. Nguyễn Viết Chức khẳng định, lịch sử đã chứng minh đoàn kết là sức mạnh, việc tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước.

Dựa vào dân, lấy dân là gốc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tinh thần dựa vào dân, lấy "dân là gốc", khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hoá, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng "thế trận lòng dân", lấy "yên dân" là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.