Đẩy mạnh chuyển đổi số thực chất, hiệu quả trong ngành nông nghiệp

Thanh Hà |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp. 

Theo TTXVN, với chủ đề năm 2023 là dữ liệu số, các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung đột phá việc rà soát, sắp xếp, số hóa hồ sơ quy trình chuyên môn nghiệp vụ, phát triển cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phục vụ tích hợp dữ liệu lớn thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ ngành, lĩnh vực đơn vị quản lý, tham mưu. Đồng thời, lựa chọn ít nhất từ 1-2 nội dung trọng điểm, hoạt động chuyển đổi số thiết thực, khả thi trong từng chuyên ngành để triển khai có kết quả trong năm 2023.

Trong Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số thực chất, hiệu quả, tiết kiệm, gắn với kêu gọi sự hỗ trợ, tư vấn, đồng hành của các doanh nghiệp, hiệp hội công nghệ thông tin chuyên nghiệp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động về chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp từ trung ương đến địa phương.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần xây dựng giá trị văn hóa làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo dựa trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, tôn trọng, cộng đồng trách nhiệm trong một đơn vị và giữa các đơn vị với nhau.

Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hoàn thành ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục.

Có 30% đơn vị thuộc Bộ triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp chuyên ngành. Có 80% đơn vị chuyên ngành triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức phục vụ lưu trữ và quản lý.

Thực hiện Chính phủ số, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu có 70% dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần triển khai trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24.6.2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Đồng thời, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm đảm bảo tính minh bạch và sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân. Bộ thực hiện thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia đối với một số dịch vụ công theo đúng quy định.

100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ (không bao gồm nội dung mật) được ký số, gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ, chia sẻ với Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia.

Các mục tiêu trên nhằm cải thiện vị trí xếp hạng chuyển đổi số theo Bộ Chỉ số chuyển đổi số cấp Bộ ngành (DTI) năm 2023.

Phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp; quản lý, giám sát nguồn gốc; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cung cấp dữ liệu mở có thể truy cập, sử dụng dễ dàng; hoàn thiện kho dữ liệu số đáp ứng các yêu cầu về kết nối; chia sẻ tài nguyên thông tin, dữ liệu trong bộ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các hoạt động ứng dụng các công nghệ số như cảm biến, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo và khai thác dữ liệu để theo dõi các thông số đất đai, thời tiết... nhằm tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tín dụng ưu đãi giúp đồng bào vùng biên huyện Phong Thổ thoát nghèo

Thanh Hà |

Người dân có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, hướng tới giảm nghèo bền vững, chung sức xây dựng huyện Phong Thổ, Lai Châu ngày phát triển.

Công nhân ước giữ nguyên thu nhập, giảm tăng ca

MẠNH CƯỜNG |

7h sáng ra khỏi nhà đi làm đến 20h mới trở về, tranh thủ tắm rửa, ăn uống, giặt giũ xong xuôi đã hơn 21h tối, đa số công nhân chọn đi ngủ để sáng hôm sau lại bắt đầu một ngày làm việc tương tự. Mọi thứ lặp lại khiến nhiều công nhân cảm giác cuộc sống như một cỗ máy lập trình sẵn. Tuy nhiên, họ không dễ dàng thay đổi nhịp sống này.

Đồng Nai có khoảng 400.000 công nhân có nhu cầu về nhà ở xã hội

HÀ ANH CHIẾN |

Chiều ngày 15.5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động trên địa bàn tỉnh. Tại buổi tiếp xúc, nhiều công nhân đã kiến nghị về việc xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động…

Tín dụng ưu đãi giúp đồng bào vùng biên huyện Phong Thổ thoát nghèo

Thanh Hà |

Người dân có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, hướng tới giảm nghèo bền vững, chung sức xây dựng huyện Phong Thổ, Lai Châu ngày phát triển.

Công nhân ước giữ nguyên thu nhập, giảm tăng ca

MẠNH CƯỜNG |

7h sáng ra khỏi nhà đi làm đến 20h mới trở về, tranh thủ tắm rửa, ăn uống, giặt giũ xong xuôi đã hơn 21h tối, đa số công nhân chọn đi ngủ để sáng hôm sau lại bắt đầu một ngày làm việc tương tự. Mọi thứ lặp lại khiến nhiều công nhân cảm giác cuộc sống như một cỗ máy lập trình sẵn. Tuy nhiên, họ không dễ dàng thay đổi nhịp sống này.

Đồng Nai có khoảng 400.000 công nhân có nhu cầu về nhà ở xã hội

HÀ ANH CHIẾN |

Chiều ngày 15.5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động trên địa bàn tỉnh. Tại buổi tiếp xúc, nhiều công nhân đã kiến nghị về việc xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động…