Công nhân ước giữ nguyên thu nhập, giảm tăng ca

MẠNH CƯỜNG |

7h sáng ra khỏi nhà đi làm đến 20h mới trở về, tranh thủ tắm rửa, ăn uống, giặt giũ xong xuôi đã hơn 21h tối, đa số công nhân chọn đi ngủ để sáng hôm sau lại bắt đầu một ngày làm việc tương tự. Mọi thứ lặp lại khiến nhiều công nhân cảm giác cuộc sống như một cỗ máy lập trình sẵn. Tuy nhiên, họ không dễ dàng thay đổi nhịp sống này.

Chị Phạm Thị Liên (48 tuổi, quê Nam Định) kể - sau hơn 6 năm đi làm công nhân, trên đầu chị đã xuất hiện nhiều sợi tóc bạc trong khi bạn bè cùng tuổi tóc vẫn đen. Theo chị Liên, làm công nhân lương ổn định, thu nhập đủ để chi trả cuộc sống nhưng phải đánh đổi rất nhiều thứ.

Chị Liên cho biết, bộ phận, công việc của chị trong công ty phải làm đêm 2 tuần, ngày 2 tuần xen kẽ. Phần lớn thời gian sau khi trở về nhà nữ công nhân chỉ dành để ngủ phục hồi sức khỏe chứ chẳng muốn đi đâu.

"Tôi phải tăng ca đến 11 tiếng, tối về đến nhà ăn cơm, dọn dẹp xong hơn 21h mọi người đã đi ngủ hết, có muốn đi chơi cũng chẳng còn ai. Con cái muốn tổ chức bữa ăn ngon cũng ngại vì ăn xong sẽ rất muộn" - chị Liên nói.

Thông tin thêm, chị Liên tâm sự: Hôm nào làm ban đêm thì sáng về nhanh chóng tắm rửa, ăn cơm rồi lên giường ngủ một mạch đến chiều. Có làm đêm mới biết mệt mỏi và thèm một giấc ngủ như thế nào.

Theo nữ công nhân, chị bắt đầu ngủ ban ngày từ 9h30 sáng đến 15h chiều mới dậy, bỏ bữa trưa. Bạn bè có rủ đi đâu mua sắm cũng phải gác lại. Rất nhiều đám cỗ của họ hàng chị đều nhờ chồng đi thay trong khi bản thân rất muốn đi. Bởi nếu không ngủ đến tối chị Liên sẽ không đủ sức khỏe để làm việc.

"Từ khi đi làm công nhân, nhiều mối quan hệ của tôi đã trở nên phai nhạt dần, không còn liên lạc thường xuyên như trước. Buổi tối muốn đi đâu thư giãn cũng khó vì xong xuôi mọi việc đã khá muộn. Vì thế, công việc riêng dồn hết vào ngày chủ nhật khá bất cập, khiến cuộc sống ngày càng nhạt nhẽo", chị Liên nói.

Năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát mạnh khiến anh Nguyễn Văn Chinh (47 tuổi, quê Nam Định) phải từ bỏ Hà Nội về quê làm công nhân. Công việc tương tự như chị Liên nên anh Chinh cũng phải làm gần 11h/ngày luân phiên ngày - đêm. Nhớ lại quãng thời gian ở Hà Nội càng khiến anh Chinh chạnh lòng.

"Buổi tối ở Thủ đô chúng tôi thường rủ nhau ra công viên uống trà đá nói chuyện. Từ khi về quê làm công nhân, cuộc sống chỉ có ăn, đi làm rồi ngủ, cứ thế lặp lại như một cỗ máy rất vô vị. Gia đình có công việc, đám giỗ... tôi phải nhờ anh chị em, con cháu làm giúp vì bản thân về khá muộn" - anh Chinh nói.

Anh Chinh phải tăng ca đến gần 11h/ngày. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Anh Chinh phải tăng ca đến gần 11h/ngày. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Theo anh Chinh, ở quê mọi người đi ngủ sớm, hơn 9h tối đã tắt điện. "Muốn nói chuyện phải gọi điện thoại chứ nếu về sớm chúng tôi đã gọi nhau ra quán bia hay trên cầu, bờ sông ngồi hóng gió. Nhìn thấy mặt nhau, nói chuyện trực tiếp vẫn vui hơn nhiều", anh Chinh nói.

Gia đình người con gái của anh Chinh mặc dù lấy chồng gần (5 km) nhưng cũng ít khi xuống nhà bố vào buổi tối hay trong tuần. Chỉ ngày chủ nhật hay những ngày lễ mới sắp xếp đưa các cháu xuống chơi vì lúc này ông ngoại mới rảnh và có sức khỏe để chơi với các cháu.

"Xưa ở quê vui lắm mà giờ mọi người vì cuộc sống mưu sinh nên bận rộn, ít trò chuyện với nhau hơn. Muốn làm gì cũng phải sắp xếp trước cả tháng. Đôi lúc còn phải từ chối khi người khác nhờ hộ việc cả ngày vì cơ thể đã mệt rã rời, áy náy lắm. Chỉ những việc quan trọng của người thân tôi mới cố gắng giúp" - anh Chinh cho hay.

Chia sẻ về nguyện vọng thời gian tới, anh Chinh mong muốn công ty giảm thời gian tăng ca nhưng vẫn đảm bảo thu nhập cho công nhân. Có như thế mới khiến công nhân hăng say làm việc và cố gắng bám trụ, không rời quê hương hay chuyển công ty, làm công việc khác...

MẠNH CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định để đảm bảo chế độ cho người lao động

HƯNG THƠ |

Nhiều kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ chính sách cho người lao động thuộc quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương - đã được LĐLĐ tỉnh Quảng Trị gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị.

Sẽ tôn vinh công nhân lao động, sỹ quan, thuyền viên xuất sắc tiêu biểu

HOÀNG QUANG |

Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam trong tháng 5-6.2023 đề ra kế hoạch, quyết tâm hoàn thành giai đoạn 2 Chương trình “1 triệu sáng kiến” của Tổng LĐLĐVN giao; xây dựng kế hoạch tôn vinh công nhân lao động, sỹ quan, thuyền viên xuất sắc tiêu biểu.

364 đoàn viên, lao động Hải Phòng bị mất việc, giảm giờ làm đã nhận hỗ trợ

MAI DUNG |

Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng đã phê duyệt và chi trả kinh phí hỗ trợ 364 đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định để đảm bảo chế độ cho người lao động

HƯNG THƠ |

Nhiều kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ chính sách cho người lao động thuộc quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trung ương - đã được LĐLĐ tỉnh Quảng Trị gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị.

Sẽ tôn vinh công nhân lao động, sỹ quan, thuyền viên xuất sắc tiêu biểu

HOÀNG QUANG |

Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam trong tháng 5-6.2023 đề ra kế hoạch, quyết tâm hoàn thành giai đoạn 2 Chương trình “1 triệu sáng kiến” của Tổng LĐLĐVN giao; xây dựng kế hoạch tôn vinh công nhân lao động, sỹ quan, thuyền viên xuất sắc tiêu biểu.

364 đoàn viên, lao động Hải Phòng bị mất việc, giảm giờ làm đã nhận hỗ trợ

MAI DUNG |

Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng đã phê duyệt và chi trả kinh phí hỗ trợ 364 đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.