Công đoàn Công Thương Việt Nam đã có hơn 183.450 sáng kiến

HÀ ANH |

Với đặc điểm là một ngành kinh tế đa ngành, các đơn vị trong ngành Công Thương luôn duy trì tốt phong trào thi đua đa dạng.

Đặc biệt là các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “Học và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, “Thực hành tiết kiệm”, “Chống lãng phí, tham ô”, “Bảo đảm vệ sinh an toàn lao động”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”…

Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam cho biết, trong nhiệm kỳ 2018–2023, phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các đơn vị trong toàn ngành đã có hơn 150.000 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi trên 9.000 tỉ đồng, số tiền thưởng cho các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật là trên 90 tỉ đồng. Ngoài ra, nhiều sáng kiến giải pháp không tính được bằng tiền nhưng có ý nghĩa lớn về mặt xã hội.

Một trong những phong trào thi đua tiêu biểu trong nhiệm kỳ là chương trình “1 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, quyết tâm phòng chống dịch COVID-19” (Chương trình) do Tổng LĐLĐVN phát động.

Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và những yêu cầu của Chương trình; đồng thời vận động đoàn viên, người lao động phát huy thế mạnh, sức sáng tạo ở từng lĩnh vực công tác, ra sức thi đua, nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng từ những công việc cụ thể.

Tính đến ngày 15.8, cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành Công Thương đã cập nhật hơn 183.450 sáng kiến lên Cổng thông tin trực tuyến của Chương trình - vượt chỉ tiêu Tổng LĐLĐVN giao, qua đó đóng góp tích cực vào sự phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Kết quả Công đoàn Công Thương Việt Nam đứng thứ Nhì toàn quốc, được Tổng LĐLĐVN, lãnh đạo Bộ Công Thương đánh giá cao.

HÀ ANH
TIN LIÊN QUAN

Kỹ sư trẻ với sáng kiến “năm một”

PHẤN ĐẤU |

Anh Trần Thái Trọng - kỹ sư làm việc tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Long An nổi tiếng bởi sáng kiến “năm một”. Những sáng kiến của anh làm lợi cho đơn vị hàng tỉ đồng, đưa anh đến với Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh năm 2023.

Người quản đốc, cựu chiến binh nhiều sáng kiến

HOÀNG HUY DU |

Là Quản đốc Phân xưởng Khai thác 10 (Công ty Than Hạ Long - Quảng Ninh), cựu chiến binh Đặng Văn Tới đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp cho người lao động tiết giảm sức lao động, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nữ công nhân giày da có sáng kiến giúp công ty làm lợi gần 3 tỉ đồng/năm

HÀ ANH CHIẾN |

Chị Phan Thị Hạnh (40 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) là công nhân, đoàn viên công đoàn Công ty TNHH Pouchen Việt Nam, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai – đã có sáng kiến cải tiến trong việc gộp lưu trình khuôn định hình gắn liệu da giày giúp công ty giảm chi phí khuôn trên 38 triệu đồng và giảm chi phí trả lương cho công nhân hàng tháng là 9.900 USD/tháng (tương đương với trên 2,7 tỉ đồng/năm).

Kỹ sư trẻ với sáng kiến “năm một”

PHẤN ĐẤU |

Anh Trần Thái Trọng - kỹ sư làm việc tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Long An nổi tiếng bởi sáng kiến “năm một”. Những sáng kiến của anh làm lợi cho đơn vị hàng tỉ đồng, đưa anh đến với Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh năm 2023.

Người quản đốc, cựu chiến binh nhiều sáng kiến

HOÀNG HUY DU |

Là Quản đốc Phân xưởng Khai thác 10 (Công ty Than Hạ Long - Quảng Ninh), cựu chiến binh Đặng Văn Tới đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp cho người lao động tiết giảm sức lao động, làm lợi cho công ty hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nữ công nhân giày da có sáng kiến giúp công ty làm lợi gần 3 tỉ đồng/năm

HÀ ANH CHIẾN |

Chị Phan Thị Hạnh (40 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) là công nhân, đoàn viên công đoàn Công ty TNHH Pouchen Việt Nam, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai – đã có sáng kiến cải tiến trong việc gộp lưu trình khuôn định hình gắn liệu da giày giúp công ty giảm chi phí khuôn trên 38 triệu đồng và giảm chi phí trả lương cho công nhân hàng tháng là 9.900 USD/tháng (tương đương với trên 2,7 tỉ đồng/năm).